Thấy gì qua chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden?

Một góc nhìn khác về sự kiện Tổng thống Biden đến Việt Nam
Tổng thống Joe Biden và Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (ảnh: VNE)

Truyền thông Việt Nam trước trong và sau sự kiện đã hồ hởi đưa toàn tin tức “màu hồng” về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden, đặc biệt về những thành tựu Việt Nam-Hoa Kỳ đạt được, dẫn đến sự thống nhất đưa mối quan hệ ngoại giao hai nước lên mức cao nhất “đối tác chiến lược toàn diện”.

Một câu hỏi đặt ra là, mối quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ” chỉ mang tính hình thức hay là vấn đề thực chất?

Trước chuyến thăm, đa số các đánh giá cho rằng, việc nâng cấp chỉ mang tính hình thức, với mục đích tạo cơ hội giúp cho Hà Nội tận dụng được thị trường, nguồn vốn cũng như công nghệ của Mỹ để phát triển kinh tế. Còn vấn đề hợp tác an ninh, bảo vệ chủ quyền thì ít khả năng được hiện thực hóa.

Thử một ví dụ cụ thể. Tại thời điểm này, việc truy cập vào các website truyền thông hải ngoại, từ VOA đến RFA, từ RFI đến thậm chí Saigon Nhỏ, vẫn bị chặn tường lửa, không truy cập được.

Ông Kim Văn Chính, cựu giảng viên của Học viện Chính trị quốc gia HCM viết trên trang Facebook cá nhân, nguyên văn: “TRÊN BẢO DƯỚI KHÔNG NGHE HAY LÀ CỘNG SẢN NÓI VÀ LÀM KHÁC NHAU? Hôm nay trang web VOA chính thức của Chính phủ Mỹ vẫn bị chặn ở Việt Nam. Vậy Hiệp định đối tác chiến lược toàn diện có ý nghĩa gì nhỉ? Hay là chờ hiệu lực?”

Nếu hiểu rằng, trong đối ngoại, khái niệm “Đối tác chiến lược toàn diện” là mối quan hệ ở mức cao nhất trong quan hệ song phương thì điều này tương ứng với khái niệm “Đồng Minh” trong hợp tác quân sự, khi có kèm theo các hiệp ước tương hỗ bảo vệ lẫn nhau. Nghĩa là, quan hệ Mỹ Việt hiện nay là bước đầu tiến tới quan hệ “Đồng Minh”. Vậy mà Đài tiếng nói Hoa Kỳ bị Việt Nam chặn không cho truy cập thì “Đối tác chiến lược toàn diện” Việt-Mỹ có ý nghĩa gì?!

Và còn nữa, đó là câu chuyện Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ngày 11 Tháng Chín đã “nhỡ miệng” khiến Tổng thống Joe Biden biểu thị thái độ không hài lòng. Với tiêu đề, “Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường”, báo Người Đô Thị cho biết, chiều 11 Tháng Chín, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Joe Biden, và “Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hoa Kỳ sớm hoàn tất thủ tục công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường; tiếp tục dành nguồn lực cho hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh”.

Tại sao trong Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện ngày 10 Tháng Chín đã có đoạn khẳng định rất rõ: Ngày 8-9-2023, Mỹ đã nhận được yêu cầu chính thức của Việt Nam đề nghị Mỹ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường. Mỹ sẽ khẩn trương xem xét yêu cầu này của Việt Nam theo luật định.” Do vậy, người ta không hiểu ông Vương Đình Huệ lại tái đề nghị “Hoa Kỳ sớm hoàn tất thủ tục công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường…” để làm gì?

Trong khi Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Joe Biden chiều ngày 10 Tháng Chín đã khẳng định dứt khoát, “Việt Nam Hoa Kỳ gác lại quá khứ để hướng tới tương lai”, thì Vương Đình Huệ cố ý khơi lại câu hỏi và yêu cầu phía Mỹ “tiếp tục dành nguồn lực cho hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh” để làm gì, nếu không gọi là hành động “chọc ngoáy” bất nhã? Bức ảnh của báo Người Đô Thị cho thấy một sự giận dữ hiện ra trên khuôn mặt của Tổng thống Hoa Kỳ.

“Đối tác chiến lược toàn diện” có ý nghĩa thực chất gì, khi mà các trang báo lớn ở Việt Nam đã tự ý kiểm duyệt, cắt xén phát biểu của Tổng thống Joe Biden về vấn đề nhân quyền. Và, trong chuyến thăm Việt Nam lần này của tổng thống Mỹ, đã không có cảnh hình ảnh người dân thủ đô đứng chào đón hàng dài trên đường phố với pano khẩu hiệu, cờ hoa vẫy chào, như người Việt Nam từng đón tiếp bốn tổng thống Mỹ trước đây. Mạng xã hội chia sẻ thông tin cho biết, công an các phường ở trung tâm thủ đô đã yêu cầu nhân dân không được tụ tập và không được làm các biểu ngữ chào mừng. Các nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội cũng bị công an nhắc nhở phải ở trong nhà.

Ngày 8 Tháng Chín 2023, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, “chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden là cột mốc để hiện thực hóa mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu trong bức thư gửi Tổng thống Mỹ Harry Truman năm 1946”.

Phát biểu của Thứ trưởng Hà Kim Ngọc chỉ là một nửa của sự thật, vì đề nghị của Hồ Chí Minh nêu trong bức thư gửi Tổng thống Harry Truman năm 1946 đã không được phía Mỹ phản hồi, bởi cơ quan tình báo Mỹ có bằng chứng cho thấy Hồ Chí Minh là cộng sản. Sau gần tám thập niên, lá cờ cộng sản mà Hồ Chí Minh cắm lên đầu tổ quốc Việt Nam đến nay vẫn cho thấy nó là một chọn lựa bi thảm cho dân tộc.

Bây giờ, hàng triệu người Việt Nam vẫn khát khao đốt bỏ lá cờ oan nghiệt đó để đón chào một tương lai dân chủ thật sự tươi sáng, chứ không chỉ là sự thay đổi tư duy hoặc quan điểm chính trị trong quan hệ đối ngoại, trong trường hợp này là với Mỹ. Thực tế cho thấy rằng, cho dù Biden có đến Việt Nam hay không, cho dù cộng sản Việt Nam có mở cửa rộng hơn đón Mỹ hay không thì đất nước này vẫn nằm dưới sự cai trị của chế độ độc tài cộng sản và không khí chính trị Việt Nam vẫn đặc sệt mùi cộng sản Trung Quốc.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quà cho Mẹ
Lễ Vu Lan, mùa báo hiếu, cô giáo Thúy giải thích ý nghĩa của mùa lễ đặc biệt này và hướng dẫn học trò làm món quà cho mẹ. Sau…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: