Không thể ngăn thực phẩm nhiễm độc xâm nhập vào Sài Gòn

Ảnh: Kiểm nghiệm các mẫu trái cây, rau củ  (Cục an toàn thực phẩm).

Với hơn 10 triệu dân, chưa kể hàng triệu người dân các địa phương khác đang tạm trú, nhưng Sài Gòn chỉ tự cung, tự cấp được khoảng 20% nhu cầu thực phẩm, số còn lại là nguồn cung từ các địa phương lân cận. Mới đây, Ban Quản lý an toàn thực phẩm đã công bố kết quả kiểm tra một số mẫu thực phẩm, trong đó gần 50% mẫu rau quả được lấy ở các chợ đầu mối có dư lượng hóa chất vượt mức cho phép.

Cụ thể, đã phát hiện hoạt chất carbendazim trên: Cải ngọt, cải thìa, cải xanh, cải bó xôi, cà chua… Phát hiện hoạt chất permethrine trên: Cải bó xôi, cải ngọt, cải thảo, cải thìa, rau muống; hoạt chất cypermethrine trên cải dún, cải ngọt, cải xanh, củ cải trắng… Hoạt chất imidacloprid trên: Cải ngọt, cà chua; Hoạt chất chloramphenicol, ciprofloxacin và enrofloxacin trên các loại thủy, hải sản. Đáng chú ý, trong nhóm mặt hàng rau, trái cây, cơ quan chức năng cũng phát hiện thuốc bảo vệ thực vật đối với 271/570 mẫu (tỷ lệ 47.54%), trong đó, có nhiều mẫu vượt mức cho phép.

Các chuyên gia cảnh báo, người sử dụng lâu ngày các sản phẩm có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép có thể bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Với nhóm kim loại nặng, những chất độc tích tụ gây rối loạn chuyển hóa, suy giảm chức năng gan, thận. Thực tế mỗi ngày, lượng lương thực, thực phẩm mà người dân Sài Gòn sử dụng rất lớn, với gần 1,980 tấn gạo, 4,200 tấn rau, củ, quả… Có thể thấy, tỷ lệ thực phẩm nhiễm chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, không “lành”, an toàn cho sức khỏe người dân rất đáng báo động.

Những năm qua, các cơ quan có chức năng “gác cổng” trong lĩnh vực này đã hết sức nỗ lực để bảo đảm các loại thực phẩm bẩn không xâm nhập vào Sài Gòn. Tuy nhiên, lại rất hạn chế về nguồn lực, thiết bị máy móc, đặc biệt là chuyện xử lý. Đại diện Ban An toàn thực phẩm cho rằng, xử lý thực phẩm bẩn rất khó, do đặc thù hàng hóa, nơi này không thể buộc tiểu thương, ngưng buôn bán, “chờ” nhận kết quả kiểm nghiệm đối với mẫu thử.

Bởi, khi có mẫu kiểm nghiệm và mẫu đó nhiễm độc hoặc không đạt chuẩn thì toàn bộ số hàng hóa cũng đã “đi vào bao tử” của người dân.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: