Bí mật độc hại ẩn giấu bên trong Mona Lisa

Triển lãm ‘DaVinci Alive’ tại Trung tâm Dewey vào ngày 21 Tháng Hai năm 2023 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (ảnh Li Na/Beijing Youth Daily/VCG via Getty Images)

Leonardo da Vinci nổi tiếng là người ít sử dụng các phương pháp và chất liệu vẽ thông thường trong tác phẩm của mình. Gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện danh họa này còn dùng hợp chất độc hại, làm nền cho bức tranh Mona Lisa.

Các nhà nghiên cứu của Pháp và Anh đã xem xét một mẫu vi mô được lấy từ một góc ẩn của Mona Lisa, rồi dùng nhiều kỹ thuật chụp ảnh quang phổ hồng ngoại và nhiễu xạ tia X để xác định các chất được sử dụng làm màu vẽ.

Nghiên cứu đã được công bố trên Journal of the American Chemical Society.

Nhóm nghiên cứu không chỉ tìm thấy dầu và chì trắng như mong đợi, mà còn tìm thấy hợp chất hiếm Plumbonacrite (Pb5(CO3)3O(OH)2). Plumbonacrite được hình thành khi dầu và chì(II) oxit (hoặc PbO) phản ứng với nhau, cho thấy hợp chất sau đã được Leonardo da Vinci sử dụng.

Các nhà nghiên cứu viết: “Leonardo có lẽ đã cố gắng chuẩn bị một loại sơn dày thích hợp để phủ lên tấm gỗ của bức tranh Mona Lisa bằng cách kết hợp dầu với một hàm lượng cao oxit chì (II), PbO.”

Hợp chất PbO tương tự đã được tìm thấy trong một số mẫu siêu nhỏ lấy từ bề mặt của ‘The Last Supper’, một bức tranh nổi tiếng khác của Leonardo da Vinci. Tuy nhiên, những đề cập duy nhất đến PbO trong các bài viết của hoạ sĩ người Ý này đều liên quan đến các phương pháp chữa trị da và tóc.

Mặc dù nó không được đưa vào các bài viết của ông, tuy nhiên có vẻ như Leonardo da Vinci đã sử dụng oxit chì(II) này làm lớp nền cho bức tranh. Đó là một giả thuyết đã được đưa ra trước đây, nhưng bây giờ các nhà khoa học đã có nhiều bằng chứng rõ ràng hơn về điều này.

Người ta cho rằng năng lượng oxit chì (II) có thể đã được Leonardo da Vinci đun nóng và hòa tan trong dầu hạt lanh hoặc dầu hạt, tạo ra một hỗn hợp đặc hơn và khô nhanh hơn so với các loại sơn dầu truyền thống. Sau này nhiều học sĩ khác cũng sử dụng công thức này.

Chất Plumbonacrite cùng loại cũng đã được phát hiện trong bức tranh ‘The Night Watch’ của Rembrandt, được hoành thành vào năm 1642, tức là gần một thế kỷ rưỡi sau bức tranh Mona Lisa. Điều đó cho thấy bậc thầy người Hà Lan đã sử dụng kỹ thuật tương tự như của Leonardo da Vinci.

The Night Watch – 1642, được tái tạo bằng kỹ thuật số, không rõ ngày chính xác. (ảnh: Bildagentur-online/Universal Images Group via Getty Images)

Khám phá này là một ví dụ khác về cách các kỹ thuật phân tích hiện đại đang mở ra những phát hiện mới về các hiện vật lịch sử. Trước đây, kết xuất 3D nâng cao đã được sử dụng để giúp nghiên cứu một bức tranh khác của Leonardo da Vinci – bức ‘Salvator Mundi’.


Du khách đang chụp ảnh bức tranh có tựa đề ‘Salvator Mundi’ của Trường phái Leonardo da Vinci tại bảo tàng Louvre vào ngày 22 Tháng Mười năm 2019 ở Paris. Pháp. (ảnh: Chesnot/Getty Images)

Điều này cũng là minh chứng cho khả năng sáng tạo không ngừng nghỉ của Leonardo da Vinci, một người đã đạt được sự vĩ đại không chỉ trong hội họa mà còn trong nhiều lĩnh vực khác, như Toán Học, Hóa Học và Kỹ Thuật.

Nhà hóa học Victor Gonzalez thuộc Institut de Recherche de Chimie Paris ở Pháp, nói với Associated Press về Leonardo da Vinci: “Ông là một người yêu thích việc thử nghiệm và mỗi bức tranh của ông đều có một kỹ thuật hoàn toàn khác nhau.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: