Cách tạo ấn tượng tốt trong buổi gặp mặt đầu tiên

Tạo ấn tượng tốt ban đầu, dù là trong công việc hay để làm quen, có thể khiến bạn cảm thấy khá căng thẳng, nên bạn phải học. (minh họa: Unsplash)

Trên chương trình ‘Mind Your Manners’ trên Netflix, nhà nhân chủng học Sara Jane Ho có nhiều buổi tư vấn cho mọi người cách cư xử nhã nhặn hơn. Năm 2022, Ho làm nhiều tập để dạy học sinh cách cư xử. Đối với Ho, phép xã giao không phải là tuân theo quy tắc. Đó là học các quy tắc của một tình huống và tuân theo chúng. Nói cách khác, phép xã giao cần được học, chứ không phải tự nhiên mà có.

Ho chia sẻ trên CNBC: “Tôi cảm thấy một phần của phép xã giao là việc làm cho những người xung quanh bạn cảm thấy thoải mái. Thay vì cho rằng phép xã giao là một quy ước hạn chế, tôi thấy đó là công cụ trao quyền.”

Khi bước vào bất kỳ gian phòng nào, việc đầu tiên cô làm là để ý, lắng nghe xem mọi người đang sử dụng tiếng lóng nào, họ thích nghe kiểu đùa nào, và cách mọi người tương tác với nhau có tự nhiên hay không. “Cho dù đó là ở trường trung học hay trong một gia đình hoặc văn phòng làm việc, nó luôn là một nền văn hóa vi mô,” Ho nói.

Lắng nghe là một phần trong cách tạo ấn tượng tốt trong lần gặp đầu tiên. (minh họa: Unsplash)

Một phần kỹ năng quan sát sắc sảo của Ho có được là do cô có một quá trình giáo dục du mục. Cho đến năm cô 18 tuổi, Ho sống qua nhiều quốc gia, như Papua New Guinea, Anh, Hong Kong và Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là cô từng phải làm quen với rất nhiều người và tạo ấn tượng tốt đầu tiên rất nhiều lần mỗi khi đến một thành phố mới, có nền văn hoá khác nhau.

Vào năm 2012, cô thành lập Sarita Institute, một trường hoàn thiện nhân cách ở Bắc Kinh, cung cấp các khóa học bao gồm đánh giá rượu vang, nói chuyện nhỏ nhẹ và cách thức đội mũ. Cô cho rằng, tạo ấn tượng tốt ban đầu, dù là trong công việc hay để làm quen, có thể khiến bạn cảm thấy khá căng thẳng, đặc biệt là khi bạn luôn sợ rằng mình sẽ tạo ra một ấn tượng xấu. Tạo ấn tượng xấu trong lần gặp đầu tiên với những người quan trọng đối với bạn có thể sẽ ám ảnh bạn đến suốt cuộc đời.

“Lần đầu tiên, khi bạn bước vào môi trường mới, đối với một số người, đó thường là một bài kiểm tra,” Ho nói. Dưới đây là ba lời khuyên mà Ho đưa ra để vượt qua bài kiểm tra đó.

Lần đầu tiên, khi bạn bước vào môi trường mới, đối với một số người, đó thường là một bài kiểm tra. (minh họa: Unsplash)

Hãy biết lắng nghe

Khi lần đầu tiên gặp gỡ bạn bè của đối tác, Ho nói cô chuyển sang trạng thái lặng. Điều này có nghĩa cô rất cảnh giác về cử chỉ từ những người mình đang nói chuyện và những chủ đề nào đang được thảo luận. Ho nói: “Ban đầu, tôi thích ngồi yên và lắng nghe đối tác của mình thảo luận. Nếu tôi thường nói chuyện ở mức 100%, tôi sẽ tụ lại khoảng 20%.”

Cô khuyên, đừng cố gắng làm chủ cuộc trò chuyện. Hãy nên hoà nhập vào chủ đề đang được thảo luận, thay vì đổi chủ đề.

Luôn nở nụ cười

Ngay cả khi bạn đang khá mệt mỏi hay vừa có một ngày không vui, hãy luôn cố gắng nở một nụ cười khi bước vào phòng. “Luôn luôn tỏ ra vui vẻ,” Ho khuyên. “Ngay cả khi bạn vừa đi ăn tối và cãi nhau kịch liệt với bạn trai mình, bạn cũng đừng để cho cả thế giới này biết về điều đó.”

Tỏ ra chuyên nghiệp, khi gặp mọi người lần đầu tiên, bạn hãy để hết phiền muộn bên ngoài. “Bạn phải thực sự giỏi trong việc phân định cảm xúc, điều này có thể khó khăn khi bạn đang cảm thấy rất bực bội trong người, nhưng bạn phải gạt chuyện đó sang một bên,” Ho nói.

Hãy luôn nở nụ cười. (minh họa: Unsplash)

Góp nhẹ nhàng vào cuộc trò chuyện

Ho cho rằng khi gặp những ai đó lần đầu, bạn nên luôn tìm cách tham gia vào cuộc trò chuyện một cách nhẹ nhàng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên cố gắng kiểm soát cuộc trò chuyện dù chủ đề đang được thảo luận có hợp với bạn đến đâu. Hãy là người theo dõi cuộc trò chuyện, đừng cố gắng làm chủ nó. Sự hiện diện của bạn sẽ tạo cảm giác liền mạch cho nhóm. Bạn vẫn có thể tham gia vào câu chuyện, nhưng đừng thay đổi hướng của nó.

“Rất nhiều người nói với tôi rằng, ‘Tôi không có phép xã giao’ hoặc “tôi quá thành thật để có phép xã giao.’ Hai điều này không hề liên quan với nhau,” Ho nói. “Bạn nên là chính mình, nhưng cũng hãy tôn trọng tâm trạng của người mà bạn tiếp xúc, nhất là trong buổi gặp mặt lần đầu.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: