Con cái hỗ trợ cha mẹ về mặt cảm xúc. Nên hay không?

(minh họa: James X/Unsplash)

Nuôi dạy con cái là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn. Nhiều bậc cha mẹ phải đối mặt với những thách thức mà họ không thể xử lý về mặt cảm xúc, vì vậy họ phát triển các cơ chế phòng thủ để bảo vệ họ khỏi việc thừa nhận rằng họ đã thất bại trong việc hành động tốt hơn.

Là con người, ai cũng đều phạm sai lầm. Cha mẹ luôn muốn những gì tốt nhất cho con mình và cố gắng cung cấp cho chúng mọi thứ mà đa số họ không nhận được từ cha mẹ mình. Nhưng cũng có những bậc cha mẹ thất bại, hoặc cảm giác mình là “phụ huynh tồi”, liệu họ có cần con cái hỗ trợ về mặt tình cảm? Câu trả lời là họ không thể và không nên.

Đảo ngược vị trí – Con cái đóng vai trò của cha mẹ

Khi nhắm mắt lại và nghĩ đến khái niệm gia đình, hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tâm trí bạn là gì? Vị trí các thành viên của gia đình trong trí bạn tưởng tượng như thế nào? Cha mẹ có thường được đặt cạnh nhau không? Những đứa con có đang đứng giữa họ không? Vị trí của các thành viên trong gia đình cho chúng ta biết rất nhiều về cấu trúc và tổ chức của gia đình. Nếu yêu cầu một đứa trẻ vẽ gia đình của mình trên một tờ giấy, bạn sẽ nhận được một số thông tin bất ngờ và thú vị về các vai trò trong gia đình.

“Phụ huynh hóa” đối với các đứa trẻ xảy ra khi vai trò tình cảm giữa cha mẹ và con cái của họ đảo ngược. Việc làm cha mẹ theo cảm xúc liên quan đến chuyện con cái lắng nghe những vấn đề của cha mẹ chúng, cố gắng xoa dịu họ bằng lời khuyên và thậm chí ôm họ để an ủi. Ở một số trường hợp khi cha mẹ có một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, nếu họ không đủ bản lĩnh, đứa trẻ sẽ bị bỏ rơi về mặt cảm xúc, nhu cầu của nó trở nên không quan trọng và nó thấy mình bị mắc kẹt trong vai trò làm con. Đứa con sẽ thay thế những nhu cầu tình cảm mà một trong hai cha mẹ không nhận được từ người kia. Do đó, chúng phải chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu tình cảm của cha mẹ mình. Điều này là sai!

Về mặt kiểm soát tình cảm, cha mẹ nên quan tâm đến con cái chứ không phải ngược lại. Cha mẹ thường sẽ là thần tượng của con cái, và chúng ta không bao giờ nên hy vọng rằng chúng có thể giải quyết vấn đề cảm xúc của cha mẹ, ngay cả khi chúng có khả năng.

Cha mẹ thường sẽ là thần tượng của con cái.(minh họa. Pixabay)

Thứ bậc trong gia đình

Hệ thống gia đình bao gồm các hệ thống. Hệ thống cha mẹ và hệ thống con cái được phân chia theo thứ bậc, do cha mẹ có quyền. Cha mẹ có trách nhiệm quan trọng trong việc dạy con cái các quy tắc và giá trị xã hội giúp chúng hòa nhập lành mạnh vào xã hội. Cha mẹ là hình mẫu mà qua đó đứa trẻ học cách cư xử với đồng loại và cảm xúc nào là an toàn để chia sẻ và cảm xúc nào nên tránh.

Một hệ thống phân cấp gia đình được thiết lập tốt sẽ mang lại sự an toàn và ổn định cho trẻ em. Cha mẹ nên hành động như một đơn vị mạnh mẽ – luôn sẵn sàng về mặt tình cảm đối với trẻ em và cung cấp hỗ trợ trong những thời điểm đòi hỏi nhiều về mặt cảm xúc. Điều này cho phép trẻ em có thể khám phá thế giới xung quanh vì có cơ sở an toàn là cha mẹ để dựa vào.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi hệ thống gia đình không có những ranh giới được thiết lập vững chắc, khi cha mẹ không hoạt động như một đơn vị ổn định? Con cái sẽ luôn muốn bố mẹ hòa thuận. Khi họ không làm như vậy, trẻ em bắt đầu giải quyết các vấn đề tình cảm của cha mẹ chúng.

Chúng bắt đầu bị điểm kém, đánh nhau, chửi bới, hút cỏ và làm bất cứ điều gì khác có thể để chuyển sự chú ý từ vấn đề của cha mẹ sang bản thân. Cha mẹ hợp lực để giải quyết các vấn đề của con cái, vì vậy đứa trẻ trở thành một cơ chế phòng thủ bảo vệ cha mẹ khỏi những vấn đề của họ trong mối quan hệ.

Khi con cái lớn hơn và trưởng thành, chúng bắt đầu nói chuyện với cha mẹ về những vấn đề trong hôn nhân và cuối cùng là quan tâm đến nhu cầu tình cảm và quan hệ của cha mẹ. Trong trường hợp không có ranh giới, nhu cầu tình cảm của đứa trẻ bị bỏ quên, bị lu mờ bởi nhu cầu của cha mẹ chúng. Nó có thể gây ra những hậu quả đáng kể đối với sức khỏe tâm thần của trẻ em, chẳng hạn như trầm cảm, lo lắng và rối loạn do ám ảnh.

(ảnh: Sofatutor/Unsplash)

Con cái không bao giờ nên quan tâm theo cách phải xử lý đến nhu cầu tình cảm của cha mẹ chúng. Đó là một gánh nặng quá lớn để chịu đựng. Khi còn nhỏ, chúng ta không có năng lực cảm xúc để tự bảo vệ mình trước những thử thách nặng nề về cảm xúc. Nhưng khi trưởng thành, chúng ta thường nhận thức được các kiểu cảm xúc đặc biệt cho riêng mình và thay đổi chúng thông qua những trải nghiệm mới.

Khi trở thành cha mẹ, chúng ta phải chắc chắn rằng các vấn đề trong hôn nhân là của riêng mình. Đồng thời hỗ trợ về mặt cảm xúc cho con cái mình vượt qua những thử thách và cung cấp cho chúng những gì mà chính mình không nhận được. Những ranh giới lành mạnh mang lại cho trẻ cảm giác an toàn và cấu trúc, kiến thức mà chúng dựa vào cha mẹ để thừa nhận và hỗ trợ các nhu cầu tình cảm của mình. Đó là điều vô cùng quan trọng!

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: