Làm thế nào để giảm thiểu thương tật khi té ngã?

Minh họa: alexas_fotos-unsplash

Hầu hết biện pháp “can thiệp” ngã đều tập trung vào việc trụ vững đôi chân bằng cách rèn luyện sức mạnh cơ bắp và tăng khả năng giữ thăng bằng. Các liên đoàn Judo ở châu Âu và Nhật Bản đã thử nghiệm các chương trình dạy cho học sinh cuối cấp 3 những gì nên làm (và không nên làm) khi bất ngờ bị trượt chân.

Mọi người đều từng vấp ngã vào một số thời điểm nào đó trong đời, cho dù thể trạng thế nào. Người già, người trẻ, người yếu, người mạnh đều có thể ngã. Các lớp học ngã an toàn chỉ ra những cách ngã phù hợp để tránh chấn thương nặng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề khác trầm trọng hơn khi chúng ta già dần làm cho phẩm chất sống bị giảm mạnh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính trên toàn cầu, có khoảng 1/3 số người từ 65 tuổi trở lên bị ngã ít nhất một lần mỗi năm (với 5% gãy xương khi ngã). Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, té ngã là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng lâu dài đến xương cốt, thậm chí tử vong ở những người từ 65 tuổi trở lên bị thương khi ngã. CDC cho biết những người đã ngã một lần sẽ dễ ngã gấp hai đến ba lần sau đó.

Tiến sĩ Lyndon Joseph, nhà sinh lý học thể dục tại Viện Lão hóa Quốc gia (National Institute on Aging – NIA) thuộc Viện Y tế Quốc gia (National Institutes of Health) ở Bethesda, Maryland, cảnh báo: “Nỗi sợ té ngã có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Nó khiến bạn sợ hãi mỗi khi ra khỏi nhà, vận động cơ thể cũng ít dần đi, sức mạnh cơ bắp giảm. Hạn chế giao tiếp xã hội sẽ dẫn đến cô đơn và trầm cảm”.

Một phương pháp trợ giúp té ngã có hiệu quả là môn Nhu đạo (Judo). Trong Judo, đối thủ cố gắng vật bạn xuống thảm, vì vậy điều quan trọng là bạn phải biết cách tránh chấn thương khi ngã. Một trong những kỹ năng đầu tiên được dạy trong môn võ này là ukemi (ngã). Nó liên quan đến việc phát tán tác động của cú ngã trên diện tích rộng nhất có thể và cố giữ cơ thể thư giãn.

Năm 2015, Liên đoàn Judo Hà Lan đã giới thiệu một chương trình chống té ngã dành cho người cao tuổi có tên “ZekerBewegen” (cảm thấy an toàn khi di chuyển). Chương trình sáu buổi tập có phí $75 và do 150 huấn luyện viên đảm trách tại các câu lạc bộ Judo địa phương và tại các viện dưỡng lão, các cộng đồng người cao tuổi trên khắp đất nước. Benny van den Broek, điều phối viên chương trình “Thể thao cho tất cả mọi người” của liên đoàn, cho biết: “Mục tiêu chính của chương trình là làm cho mọi người cảm thấy an toàn và tự tin hơn để có thể duy trì chất lượng cuộc sống bình thường, độc lập và không quá ám ảnh bởi té ngã”.

Wall Street Journal thuật: Tại một câu lạc bộ bên ngoài Gothenburg, bà Finndin Stål đăng ký tham gia chương trình huấn luyện phòng ngừa Judo4Balance với chi phí thấp do Hiệp hội Judo Thụy Điển khởi xướng. Kéo dài từ 10 đến 16 tuần, chương trình được triển khai từ 2018. Tất cả các huấn luyện viên đều có đai đen Judo.

Học sinh học các kỹ thuật ngã về phía sau, ngã sang một bên và ngã về phía trước. Họ cũng tập sức mạnh chân và cơ lõi, rèn luyện thăng bằng và các bài tập đứng lên trong tư thế nằm sấp và ngửa trên sàn. Kristiina Pekkola, Chủ tịch Quỹ Judo Thụy Điển, cho biết chương trình có khoảng 250 huấn luyện viên có giấy phép hành nghề, nhiều người 70 tuổi và già hơn.

Huấn luyện viên Anders Krus hướng dẫn những động tác cơ bản, như ngồi trên sàn và ngã về phía sau rồi chuyển sang các bài tập khó hơn như đứng lên nắm tay bạn tập, từ từ ngồi xuống và thả tay ra để ngã về phía sau. Các lớp học diễn ra trên tấm thảm dày. “Trong những lời khuyên quan trọng có việc chống lại việc giơ tay ra để chống xuống đất khiến cổ tay bị thương, gẫy. Điều quan trọng nữa là phải bảo vệ đầu bằng cách cúi cằm vào ngực và cố gắng lăn sang một bên như quả bóng lăn trên mặt đất.

Hiện NIA (National Institute on Aging) đang tài trợ cho một nghiên cứu của Trung tâm Y tế Đại học Kansas ở Thành phố Kansas (Kansas) sử dụng các kỹ thuật của môn Judo để giảm chấn thương do té ngã ở người lớn tuổi. Người lớn tuổi không phải là những thành phần dân số duy nhất được hưởng lợi ích từ việc tập “sống chung với ngã”. Một nghiên cứu cho thấy khả năng thăng bằng của con người bắt đầu suy giảm khi gần 50 tuổi. Theo CDC, té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây “thương tích không tử vong” cho trẻ em Mỹ từ 0 đến 19 tuổi. Ý thức được điều này, Judo4Balance đã phát triển các chương trình tương tự dành cho người lớn và trẻ em.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: