Mẹo để không ‘dính’ vào chuyện mua sắm bốc đồng, ‘đu trend’

“Lang thang” trên mạng, thấy gì hay hay, lại “hú” nhau mua., nhất là trong dịp giảm giá. Hình minh họa. Credit: John Schnobrich/Unsplash.

Nếu bạn là người chuyên dành hàng giờ mỗi ngày để lướt TikTok, ắt hẳn bạn sẽ ít nhiều bị “đu trend” trên không gian ảo này.

Chỉ riêng các “chợ” trên mạng, cũng có nhiều sản phẩm mà “người kia có, tui cũng phải có,” như chiếc ly đựng nước Stanley Quencher đang rần rần trên mạng. Mặc dù những món đồ như ly Stanley Quencher không rẻ, tới $45/cái.

Hoặc chai tinh chất chăm sóc da COSRX Snail Mucin cũng $25, tuy không quá khả năng tài chính của bạn, nhưng việc chi tiêu theo kiểu bốc đồng này, nếu thường xuyên sẽ khiến bạn nhanh chóng bị “viêm màng túi” đó, nếu bạn không suy xét cẩn thận.

Rất khó có chuyện được tặng free. (minh họa: Starbucks)

Nhưng nếu “bốc đồng” như vậy, bạn cũng không phải là cá biệt, vì hàng năm, mỗi người Mỹ tốn hàng trăm đôla cho việc mua hàng ngẫu hứng trên mạng xã hội. Theo khảo sát vào Tháng Chín năm 2023 của Bankrate, dữ liệu mới nhất hiện có, mỗi năm người Mỹ chi khoảng $754 cho các giao dịch mua sắm bất ngờ, được thực hiện trên các nền tảng truyền thông xã hội. Theo CNBC.

Con số đó thậm chí còn cao hơn đối với thế hệ người tiêu dùng trẻ. Gen Z, người trong độ tuổi từ 18 đến 26, chi trung bình $844 mỗi năm để mua những sản phẩm theo ngẫu hứng; Thế hệ Millennial, người ở độ tuổi từ 27 đến 42, chi “bạo” hơn, trung bình $1,016/năm.

Mặc dù thỉnh thoảng bạn nên tự thưởng cho mình cái này cái kia vì thành quả có được, nhưng bạn cũng nên lưu ý về việc những khoản mua sắm đó có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính lâu dài như thế nào.

Theo Bankrate, ngân sách khoảng $1,000 hoặc hơn có lẽ là không nhiều, nhưng nhiều hơn mức mà phần lớn người Mỹ có sẵn để trang trải cho chi phí khẩn cấp.

Vậy, làm thế nào để bạn không “dính” vào việc chi tiêu bốc đồng?

Keith Barron, chuyên gia tài chính cá nhân và giám đốc tiếp thị tại Jenius Bank, cho biết cách hàng đầu để đề phòng thói quen tiêu xài vô ý thức là khá đơn giản. Theo cô, khi bạn muốn mua một thứ gì đó, đừng mua ngay, mà nên chờ một hay vài ngày để suy nghĩ thêm.

Nói dễ hơn làm, đặc biệt là khi nhiều hãng bán hàng trực tuyến đưa ra chương trình khuyến mại, bán các loại sản phẩm hấp dẫn, mà nếu chần chừ là hết hàng. Đó là lý do khiến nhiều người tự động khóa thẻ tín dụng của mình trước khi lân la lên mạng để tìm mua hàng. Nếu một lúc sau, hoặc ngày hôm sau thấy cần thiết phải mua, họ mới mở thẻ.

Mặc dù không cần phải sử dụng phương pháp khắt khe này, nhưng có những biện pháp khác mà bạn nên thực hiện để giúp mình chống lại sự thôi thúc bỏ ra số tiền khó kiếm được, để theo đuổi các xu hướng truyền thông xã hội.

Giả sử bạn đang lướt trên một trang mạng xã hội và thấy một sản phẩm mà mình quan tâm. Thay vì mua nó ngay lập tức, hãy thêm nó vào danh sách mong muốn mà bạn có thể xem lại. Sau một thời gian, nhiều khi bạn sẽ không còn muốn mua sản phẩm đó nữa, và sử dụng số tiền đó để dành cho món gì đó cần thiết hơn.

Ngoài ra, nếu có mục tiêu lớn để chi tiêu, như đi du lịch, đi học, sẽ giúp bạn tránh khỏi thói quen xài tiền cho những việc nhỏ nhặt, không đáng.

Barron nói: “Vấn đề quan trọng của việc đặt mục tiêu là quyết định điều gì thực sự quan trọng đối với bạn về lâu về dài. Không cần phải hy sinh nhiều lần cho những thú vui ngắn hạn.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: