Nói liên tu bất tận là dấu hiệu của điều gì?

Minh họa: trac-vu-unsplash

Nói nhiều có thể là một đặc điểm về tính cách cá nhân, nhưng cũng có khi là hệ quả của bệnh rối loạn tăng động/giảm chú ý (ADHD), chứng tự kỷ hay rối loạn lo âu tổng quát và rối loạn lưỡng cực (autism, generalized anxiety disorder và bipolar disorder).

Thủ phạm có thể là ADHD và bệnh tự kỷ

Nhiều người có thói quen nói nhiều khi quá quan tâm đến một chủ đề nào đó hoặc hưng phấn quá mức trong những cuộc gặp mặt được mong đợi. Và ai trong chúng ta cũng có lúc khó chịu hay bối rối khi phải nghe ai đó độc chiếm cuộc trò chuyện giữa hai người hoặc nhiều người. Tuy nhiên, hiếm khi chúng ta nhận thức được rằng, việc nói quá nhiều có thể bắt nguồn từ một “vấn đề” của sức khỏe tâm thần.

Nghiên cứu cho thấy những người nói chuyện huyên thuyên có thể do ADHD ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh với các triệu chứng như thiếu chú ý, hiếu động và bốc đồng. L. Eugene Arnold, bác sĩ tâm thần và chuyên gia nội trú tại Children and Adults with Attention-Deficit/Hyperactivity Disorder (CHADD), một tổ chức vận động và giáo dục các bệnh nhân ADHD lưu ý: “Không phải ai mắc chứng ADHD cũng nói nhiều, nhưng trong số những người nói nhiều có không ít người mắc ADHD. Họ có xu hướng nói chuyện huyên thuyên và tư duy lộn xộn”.

Ngoài ADHD, chứng tự kỷ cũng thường được biểu hiện bằng những vấn đề về giao tiếp mà nói nhiều là một. Andy Shih, giám đốc khoa học của tổ chức vận động tài trợ cho nghiên cứu về bệnh tự kỷ Autism Speaks nhận định: “Những người mắc một số dạng tự kỷ cũng bị tật nói nhiều. Nhưng không phải ai cũng biết người mắc chứng tự kỷ nói nhiều. Một số người tự kỷ không thể nói được, nhưng số khác lại nói nhiều và nói không đâu vào đâu. Người tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội. Việc nắm bắt những tín hiệu (chán nghe, không muốn nghe) khi đang giao tiếp còn khó khăn hơn.

Người tự kỷ hầu như không thể chuyển sang chủ đề khác vì họ thấy thoải mái hơn khi nói mãi một chủ đề. Hệ quả là nói lan man và lặp đi lặp lại. Đó không phải là dấu hiệu của sự thô lỗ mà chỉ là cách bộ não của họ hoạt động. Tiếc thay, không phải ai trong chúng ta cũng biết họ bị tự kỷ!”. Theo Andy Shih, có người tự kỷ thích thú với các bộ sưu tập Lego, có người thích phim ảnh, thậm chỉ… lịch trình xe lửa chạy. Một người mắc chứng tự kỷ ở Nhật Bản nắm tất cả số liệu thống kê của các đô vật sumo.

Minh họa: jessica-da-rosa-unsplash

Hãy “vị tha” với những người nói nhiều

Rối loạn lo âu biểu hiện dưới dạng lo lắng dai dẳng, quá mức sẽ làm giảm chất lượng sống hàng ngày. Christian Kohler, giáo sư tâm thần học tại Trường Y Perelman thuộc Đại học Pennsylvania, nhận xét:

“Những người mắc chứng bệnh này lo lắng về mọi thứ. Họ luôn hỏi: tôi đã làm gì sai, điều gì sẽ xảy ra và tôi nên phản ứng thế nào, nhưng lại không tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Hệ quả là họ thường nói rất nhiều để che lấp sự lo lắng và không thể thấy phản hồi từ người nghe.

Hưng phấn quá mức có cũng dẫn đến nói dai nói dài và nhanh. Rối loạn lưỡng cực gây ra sự thay đổi tâm trạng cực độ, từ mức cảm xúc thấp (trầm cảm) đến cảm xúc cao (hưng phấn) ít nghiêm trọng hơn. Hưng phấn quá dễ dẫn đến nói nhiều. Kohler cho biết khi bắt đầu hưng phấn lời nói vẫn mạch lạc nhưng sẽ lộn xộn khi năng lượng tăng lên và tạo áp lực tâm thần. Những người nói nhiều không mắc chứng rối loạn lưỡng cực sẽ dừng lại khi người khác lên tiếng, nhưng bạn rất khó ngắt lời người bị rối loạn lưỡng cực vì họ nói nhanh hơn cả suy nghĩ, cái miệng đi trước cái đầu!”.

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ, rối loạn lưỡng cực có ở tuổi thiếu niên lẫn tuổi trưởng thành. “Không ai trong chúng ta quan sát được hành vi ‘kỳ cục’ (nói nhiều) của chính mình, đặc biệt là người trẻ. Tật nói nhiều được phát hiện chủ yếu từ các thành viên trong gia đình và người chăm sóc. Tự kỷ là một căn bệnh suốt đời. Nên để người tự kỷ trả lời câu hỏi ‘nói nhiều như thế có mệt không?’. Nếu họ trả lời không thì bạn cũng đừng lo lắng quá mà nên xem đó chỉ là ‘sự khác biệt’, là ‘tính cách cá nhân’.

Tất cả chúng ta đều khác nhau ít nhiều. Nói nhiều không phải là dấu hiệu của một nhân cách kém hoặc khó gần. Trong thời đại ngày nay, sẽ có lợi hơn nếu chúng ta kiên nhẫn, cởi mở hơn và dành thời gian lắng nghe hơn là nói.

Minh họa: priscilla-du-preez-unsplash

The Washington Post thuật: Nói quá nhiều khiến Shawn Horn gặp rất nhiều rắc rối. Bà kể lại: “Lúc còn nhỏ, có một lần tôi cùng bà ngoại đến một tiệm làm tóc và kể cho mọi người nghe chi tiết về vụ ly hôn của bố mẹ mình. Khi có người khen sắc đẹp của mẹ, tôi buột mồm: Mẹ tôi đã 34 tuổi rồi và bà đang dùng lông mi giả! Không có bộ lọc và chiếc phanh hãm nên tôi cứ nói huyên thuyên với bất cứ ai ở bất cứ nơi nào”.

Tại trường học, Horn bị giáo viên mắng là “nói leo” và “không ai hỏi cũng trả lời”. Bà nói: “Khi tôi cố gắng bắt chuyện với những đứa trẻ ở trường, chúng thường tảng lờ hay bỏ đi”. Horn, hiện 54 tuổi, nhờ được chẩn đoán mắc bệnh ADHD, mới biết nguyên nhân dẫn đến việc nói mất kiểm soát, cảm giác bồn chồn vô lý và khó tập trung vào công việc. Có bằng tâm lý học và đang hành nghề ở Spokane, Washington, Horn cho biết có một số phương cách giúp kiểm soát tật nói nhiều.

Thứ nhất, hãy ngưng lại để ghi chú những suy nghĩ vào sổ tay thay vì nói liên tục. Đây là cách nhường sân cho người khác và cũng là cách giúp bạn chuyển hướng sang chủ đề khác để người nghe bớt nhàm chán. Thứ hai, tập nói những câu ngắn gọn thay vì dài lê thê, lộn xộn. Thứ ba, quan sát có tín hiệu nào báo dừng không (có người đứng lên, có người quay sang nói chuyện riêng hay tiếng thở dài). Thứ, nếu muốn kể cho ai đó câu chuyện họ không yêu cầu, hãy hỏi trước xem họ có sẵn lòng lắng nghe không”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: