Quản lý cảm xúc tốt để sống hạnh phúc hơn

Học cách quản lý cảm xúc tốt sẽ khiến cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn rất nhiều. (minh họa: Unsplash)

Bạn đã bao giờ có hành động bốc đồng và cảm thấy hối hận chưa? Nếu có, là lẽ tự nhiên thôi, nhưng làm sao để kiềm chế cảm xúc?

Chắc rằng mọi người đều từng trải qua những cảm xúc bộc phát vào lúc này hay lúc khác trong đời. Đó là điều tự nhiên, con người là động vật có cảm xúc và không có gì sai khi cảm nhận mọi thứ.

Bạn đã bao giờ có những suy nghĩ đột nhiên xuất hiện trong đầu và làm phiền bạn không? Nhiều khi, những suy nghĩ này được kích hoạt bởi những điều nhỏ nhặt về cảm xúc và phản ứng của chúng ta đối với chúng là không hợp lý. Tác giả bài viết trên Medium mới đây chia sẻ về tầm quan trọng của sự tự nhận thức và cách mà nó có thể giúp chúng ta truyền đạt cảm xúc của mình một cách hiệu quả. Nếu quá trình xử lý cảm xúc của bạn không lành mạnh, chắc chắn đây là bài học hoặc kinh nghiệm mà bạn có thể tham khảo.

Nếu bạn đang ở độ tuổi đôi mươi, đây là thời điểm tuyệt vời để bắt đầu phát triển nhân cách của mình vì nó sẽ theo bạn đến hết cuộc đời. Nếu bạn đã qua lứa tuổi ấy, cũng chẳng có gì là muộn màng. Học cách quản lý cảm xúc tốt sẽ khiến cuộc sống của bạn hạnh phúc hơn rất nhiều. Tác giả đưa ra bốn kỹ thuật giúp quản lý bản thân tốt.

Ai cũng có lúc hỉ, nộ, ái, ố và… bốc đồng. (minh họa: Unsplash)

1-Thừa nhận và chấp nhận

Thừa nhận rằng bạn sẽ có phản ứng với điều gì đó là bước đầu tiên để quản lý cảm xúc. Chấp nhận đó là do tác nhân bên ngoài là bước đầu tiên để tìm ra cách đối phó. Sau khi nhận thức được các yếu tố kích hoạt của mình, bạn có thể bắt đầu điều chỉnh phản ứng của mình một cách tốt hơn và ít gây xáo trộn hơn về sau bằng cách sử dụng khả năng tự nhận thức.

2-Biết kiềm chế cảm xúc

Đừng phản ứng ngay lập tức, hãy tiếp tục công việc hàng ngày của bạn và cuối cùng bạn sẽ tìm ra cách đối phó với nó khi bạn cảm thấy thoải mái hơn. Bộ não con người được biết là đưa ra các giải pháp tốt nhất cho mọi vấn đề khi nó bình tĩnh.

Điều quan trọng là phải kiềm chế khi bị căng thẳng về cảm xúc, vì một quyết định nhanh chóng có thể dẫn đến những lựa chọn sai lầm. Sau khi cảm xúc lắng xuống, hãy viết ra điều khiến bạn phiền lòng. Nói chuyện với người mà bạn tin tưởng, cũng có thể hữu ích.

Phải kiềm chế khi bị căng thẳng về cảm xúc, vì một quyết định nhanh chóng có thể dẫn đến những lựa chọn sai lầm. (minh họa: Unsplash)

3-Đừng quyết định khi đang rối bời

Lời khuyên trước là đừng đưa ra bất kỳ quyết định nào khi bạn đang ở trong tình trạng bối rối, nhưng bạn có thể có xu hướng đóng khung những cảm xúc rối ren của mình. Đây có thể là cách không lành mạnh để đối phó với cảm xúc, dẫn đến phản ứng thụ động dựa trên sự gây hấn và không có giải pháp thực sự. Đừng bao giờ kìm nén cảm xúc của chính mình, thay vào đó hãy tìm những cách lành mạnh để thể hiện nó. Không nên khuyến khích các phản ứng tức thời, thay vào đó hãy thực hiện các phản ứng chậm lại khi bạn nhận thức rõ hơn về các yếu tố kích hoạt của mình và có các giải pháp tốt hơn để quản lý bản thân.

4-Tìm sự giúp đỡ từ nhà trị liệu

Các liệu pháp trị liệu thường có thể khó tin hoặc tốn tiền, nhưng cũng có thể mang lại rất nhiều điều có ích cho bạn. Nếu bạn không chắc thì cũng cứ thử xem. Bạn có thể ngạc nhiên về hiệu quả sau buổi nói chuyện với nhà chuyên môn nào đó, về các vấn đề về cảm xúc của mình.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: