Quy định về nghỉ phép, chiến thuật đơn giản mà hữu hiệu

Nghỉ phép là thoát hẳn ra khỏi công việc. (minh họa: Chen Mizrach/Unsplash)

Hầu hết các ông chủ đều muốn nhân viên của mình lúc nào cũng đạt hiệu quả, năng suất, thành tích cao, nhưng đâu phải lúc nào cũng được như vậy!

Theo một cuộc khảo sát năm 2020 của Hiệp hội Quản lý Nguồn Nhân lực (Society for Human Resource Management-SHRM), 84% công nhân Hoa Kỳ cho biết người quản lý của họ lúc nào cũng muốn tạo ra những công việc không cần thiết và làm tăng thêm căng thẳng trong công việc.

Nghiên cứu gần đây từ Future Forum cho biết những tình huống như thế khiến 40% nhân viên cảm thấy họ bị kiệt sức.

Nếu bạn đang làm chủ, có ba chiến thuật đơn giản mà bạn có thể sử dụng để giúp nhân viên của mình làm việc tốt hơn, được một nhóm chuyên gia nêu ra tại Neuro Leadership Summit năm 2023 ở New York  hồi đầu tháng này.

Nghỉ phép tối thiểu

Hầu hết các nơi làm việc trên khắp Hoa Kỳ đều có thời gian nghỉ phép tối đa. Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, người lao động trung bình có 10-14 ngày nghỉ phép mỗi năm sau một năm làm việc.

Cơ quan của bạn nên suy nghĩ lại cách tiếp cận đó, Christy Pruitt-Haynes, người đứng đầu Viện NeuroLeadership Institute, cho biết. Cô nói: “Chúng tôi đã làm việc với một số tổ chức, thay vì đặt ra số ngày nghỉ tối đa, họ sẽ đưa ra số ngày nghỉ tối thiểu, đây là một khái niệm thú vị. Bạn vẫn có mức phân bổ tối đa của mình… nhưng sau đó bạn cần nghỉ tối thiểu hai tuần.”

Pruitt-Haynes cho biết trong một số trường hợp, các công ty thậm chí còn yêu cầu mỗi nhân viên phải nghỉ liên tục ít nhất 5 ngày phép, nói cách khác, đó là một “tuần nghỉ phép” bắt buộc.

“Điều này nói lên rằng, chúng tôi không chỉ quan tâm đến bạn một cách bình thường, mà còn lưu ý đến sức khỏe, hạnh phúc của bạn đến mức ‘lôi’ chuyển bạn ra khỏi chỗ làm việc, để bạn được nghỉ ngơi tinh thần,” cô nói.

Nói ‘không’ với công việc

Việc ngừng làm việc trong thời gian nghỉ có thể khó khăn. Theo báo cáo năm 2022 của Glassdoor, 54% công nhân Hoa Kỳ nói rằng họ không thể hoặc không nên ngừng hoàn toàn công việc khi đi nghỉ.

Nghỉ phép là nghỉ hoàn toàn, không nghĩ gì tới công việc nữa. (ảnh: Maciej Serafinowicz/Unsplash)

Rebecca Port, Giám đốc nhân sự của công ty công nghệ sinh học 10x Genomics, cho biết một cách để không dứt hẳn khỏi công việc, là cho dù bạn là sếp hay đồng nghiệp của ai đó: Giữ các email hoặc cuộc gọi điện thoại liên quan đến công việc, cho đến khi họ quay lại. Nhưng nếu nhân viên nghỉ phép đi chơi, mà cứ bị réo điện thoại, thì còn gì là nghỉ ngơi!

Jonny Edser, Giám đốc điều hành của công ty xây dựng nhóm Wildgoose USA, nói với CNBC Make It từ năm ngoái, rằng nhân viên cũng có thể có lập trường riêng của mình khi nghỉ phép, nghĩa là nghỉ cho ra nghỉ. Ông khuyên hãy tắt mọi thiết bị của công ty khi bạn đi vắng và lên kế hoạch cho những ngày nghỉ một cách hoàn toàn, để không phải suy nghĩ gì tới công việc nữa.

Hồi Tháng Tám, Trung tâm Nghiên cứu Pew đưa ra  bản báo cáo, cho biết, 54% các nhà quản lý không sử dụng toàn bộ thời gian nghỉ phép của mình. Báo cáo lưu ý rằng 46% nhân viên cũng không làm như vậy.

Các nhà quản lý có thể không muốn bị đánh giá “đi làm mà cứ thích nghỉ”, nhân viên cũng lo làm liên tu bất tận khi thấy đồng nghiệp của mình thường xuyên làm việc tại văn phòng, mà mình nghỉ thì hơi kỳ. Đó là lý do tại sao các ông chủ cần đặt ra một tiêu chuẩn rõ ràng, Julianne Ugo, Giám đốc cấp cao của Premier Nutrition cho biết.

″Nơi làm việc có thể đưa ra quy định nghỉ phép, bắt buộc kéo dài hai tuần, nhưng nếu người quản lý của bạn ngồi đó làm việc và chờ báo cáo của bạn, thì làm sao bạn có thể bỏ việc đó mà nghỉ ngơi. Chính vì vậy, người quản lý cũng phải nghỉ, để nhân viên còn…. dễ thở,” Ugo nói.

Pruitt-Hayes cho biết những ông chủ nhấn mạnh “sự cần thiết và tầm quan trọng của thời gian nghỉ ngơi và thư giãn tinh thần” sẽ thu được những lợi ích đáng kể: Những nhân viên vui vẻ sẽ làm việc tốt hơn, đó mới là hiệu quả đích thực.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: