Trở về từ cõi chết

Minh họa: Sharon McCutcheon/Unsplash

Một bác sĩ cho biết con người có thể sống lại sau khi chết nhiều giờ. Lời khẳng định này có thể làm thay đổi những gì chúng ta nghĩ về cái chết?

Từ trường hợp của Carol Brothers

Bà Carol Brothers không thể kể lại chính xác bà chết lúc nào. “Theo tôi thì đó là vào ngày Thứ Sáu, vì lúc đó chúng tôi từ nơi mua sắm trở về. Tuy nhiên, tôi lại không nhớ là mình đã bước ra khỏi xe lúc nào” – người phụ nữ 63 tuổi này nói. Nhưng người chồng David nhớ rất rõ những gì xảy ra trong “ngày khủng khiếp” hôm ấy. Ông tâm sự: “Chuyện trôi qua đã hơn ba tháng. Từ nơi làm việc về nhà, tôi mở cửa trước ngôi nhà gia đình tại Wiltshire và thấy Carol đã nằm ở đó, thở mệt mỏi và khuôn mặt tái dần, không còn một chút máu”.

Lý do là vợ ông vừa lên cơn đau tim, và trái tim đã ngưng đập trước khi ông phát hiện. Nhưng thật may mắn, một người láng giềng lớn tuổi xuất hiện kịp thời và ông biết cách giải quyết tình huống bằng phương pháp sơ cứu tim mạch “cardiopulmonary resuscitation” (CPR). Đầu tiên là ông dùng đôi bàn tay đè lên nhau để nhấn đều đặn vào giữa ngực nạn nhân cho đến khi tim đập trở lại. Xe cứu thương đến không lâu sau đó. Trong khoảng thời gian 30-45 phút từ lúc bị ngưng tim, trái tim của Carol đã đập trở lại.

Tuy nhiên, không phải ai cũng được may mắn như thế. Cá biệt, có người chết sống lại sau năm giờ tim ngưng đập. Điều đáng chú ý hơn là họ có thể tiếp tục cuộc sống bình thường như người khác. Cuộc sống không hề giảm chất lượng – Tiến sĩ Sam Parnia, Giám đốc bộ phận nghiên cứu hồi sức thuộc Đại học Stony Brook University ở New York nói – Đa số người xem nhồi máu cơ tim đồng nghĩa với cái chết. Nhưng không hẳn như thế.

Thực tế cho thấy tai biến này không phải là chặng cuối cùng bước vào thế giới bên kia. Từ lâu, y học tin rằng nếu tim ngưng đập hơn 20 phút, chúng ta sẽ chết vì não không được lưu thông máu chứa oxygen trong thời gian này sẽ bị tổn thương đến mức không thể sửa chữa được nữa. Tuy nhiên, nếu nạn nhân được làm CPR đúng cách và được chăm sóc bài bản trong giai đoạn ban đầu phục hồi, cái chết sẽ bị đẩy lùi. Điều quan trọng nhất trong quá trình cứu sống nạn nhân chính là thao tác ép ngực với tần suất đúng và mạnh đủ để không gây ra tình trạng nạp dưỡng khí quá mức cần thiết gây sốc não. CPR là thao tác kéo dài, có thể làm bằng máy hay tay.

Minh họa: Amin Moshrefi/Unsplash

Cấp cứu và hồi sức ban đầu có vai trò quyết định

Vài năm trở lại đây, các bác sĩ đã có thêm những phương pháp mới hiệu quả hơn để chăm sóc bệnh nhân sau khi tim của họ đập trở lại. Như Parnia giải thích trong cuốn sách mới Lazarus Effect (tựa khác: Erasing Death): Sau khi não không còn nhận được oxygen thông quá máu lưu thông, nó không chết ngay mà chỉ bước vào giai đoạn “ngủ đông” (hibernation) như máy tính. Đây là cách não chống lại sự huỷ hoại nếu nguồn cung cấp oxygen chỉ gián đoạn tạm thời.

Đánh thức bộ não đang ngủ cũng tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến ngủ vĩnh viễn nếu phạm sai lầm, vì oxygen được nạp nhiều quá sẽ trở thành độc chất. Chúng ta có thể mường tượng về một đợt sóng thần sau động đất. Động đất là nhồi máu cơ tim. Sóng thần sẽ xảy nếu bạn cấp cứu hay hồi sức sai lầm. Trước hết, phải ngăn ngừa sóng thần bằng cách hạ thân nhiệt của bệnh nhân từ 37oC xuống còn 32oC sau khi tim đập trở lại – Parnia nói – Thân nhiệt hạ sẽ làm chậm và tiến đến loại bỏ hoàn toàn quá trình hủy hoại não.

Carol Brothers thuộc số người may mắn từ phát hiện này. Sau khi tim của bà đập trở lại, bà được đưa bằng trực thăng và trên trực thăng bà được hạ nhiệt bằng thực phẩm đông lạnh mua tại siêu thị. Sau đó bà được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt của bác sĩ Jerry Nolan, chuyên viên về lĩnh vực này của Bệnh viện Bath’s Royal United. Lại thêm một may mắn nữa, Nolan chính là người phụ soạn bản hướng dẫn qui trình hồi sức cho Hội Hồi sức Anh (UK Resuscitation Council), nơi ông là chủ tịch. Khi đó Carol vẫn còn hôn mê. Vài ngày nữa trôi qua, vẫn không có thêm các dấu hiệu tích cực. Chụp EEG não cho thấy có thể não của bà đã chết.

Có vẻ như bà đã thoát khỏi trận động đất nhưng bị giết bởi sóng thần. Ngày thứ Hai (tức sau tai họa ba ngày), Nolan khuyến cáo David và con gái Maxine hãy chuẩn bị hậu sự nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Họ nghe lời bác sĩ. Nhưng khi Maxine đến bệnh viện ba ngày sau đó, chị thấy người mẹ đã thức tỉnh và nhìn quanh quẩn một cách xa lạ. “Mẹ tôi nói với tôi vài từ – Maxine kể lại – Đó là: ‘Mẹ đang về nhà?’ Nhưng giọng rất yếu”.

Cần định nghĩa lại cái chết, tách “cận tử” khỏi “tử”

Carol rất may mắn khi bà được đưa vào một bệnh viện dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực hồi sức. Nolan nói: “Tôi không biết Carol có thể được xem là trở về từ cõi chết không, vì bệnh viện không hề công bố là bà đã chết khi quá trình hồi sức chưa kết thúc. Tuy nhiên, tôi đồng ý với Parnia là nạn nhân đã chết trước khi sống lại và khái niệm của chúng ta về cái chết cần phải thay đổi. Chúng ta thường xem cái chết như một biến cố xảy ra thình lình, lúc oxygen không còn đến não hoặc sau đó vài phút. Nhưng trên thực tế, quá trình chết kéo dài hơn ở mức tế bào. Nói rõ hơn, chỉ nên xem là “đã chết” khi tất cả tế bào đã ngưng hoạt động chứ không phải chỉ có não”.

Khái niệm mới về cái chết đã làm mù mở ranh giới giữa cái chết và sự sống. Parnia bị ám ảnh bởi nhiều bệnh nhân “cận tử” (near death) mà mình đã gặp. “Có khoảng 10% người sống sót sau khi ngưng tim trải qua tình trạng này. Tùy theo niềm tin tôn giáo mà chúng ta giải thích về nó. Gọi họ là người trở về từ cõi chết cũng được” – ông nói. Có vô số những kể lại của “người trong cuộc” về trải nghiệm cận tử, từ “đi vào các đường hầm ánh sáng chói chang” đến gặp các thiên thần, sống lại những sự kiện đã qua và cả “bay lơ lửng trên phòng phẫu thuật”. Parnia đang cộng tác với nhiều bệnh viện để điều tra về cái gọi là “trải nghiệm thoát xác” (out of body experience).

Caroline Watt, giảng dạy tâm lý tại Đại học Edinburgh, tin vào thuyết cận tử nếu nhìn vào hoạt động thần kinh của nạn nhân. Tuy nhiên, bà phát hiện ra phân nửa người cho mình đã từng “cận tử” thật ra chẳng hề gặp trường hợp này mà là do sự tưởng tượng tâm lý lúc rơi vào một tình huống đau đớn, như đang sinh con. Một trường hợp cận tử được nói đến nhiều là Ruth Lambert khi bà bị ngã khiến luồng cung cấp máu cho não bị cắt đứt hoàn toàn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: