Vật gì bẩn nhất trong phòng tắm?

(minh họa: Unsplash)

Phòng tắm là nơi có bồn cầu, bồn rửa tay và vòi sen và thường là một trong những nơi bẩn nhất trong nhà, cho dù bạn có dọn dẹp rất thường xuyên.

Ngoài ra, vì bệ toilet là nơi dùng để ngồi đi cầu, nên nhiều người thường coi đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong phòng tắm. Tuy nhiên, một nghiên cứu bác bỏ quan điểm đó.

Bệ ngồi bồn cầu thậm chí sạch hơn rất nhiều so với rèm tắm và sàn nhà tắm, theo The Science Times. Các xét nghiệm vi sinh bề mặt cho thấy bồn cầu chứa 235,000 đơn vị hình thành khuẩn lạc CFU, trong khi sàn phòng tắm có 15.8 triệu CFU.

Bất ngờ nhất là, rèm phòng tắm chứa nhiều vi khuẩn nhất với 16.2 triệu CFU.

Nhìn chung, các bề mặt cứng, chẳng hạn như bệ toilet và sàn nhà, thường xuyên được cọ rửa vì chúng là những vị trí đầu tiên trong danh sách lau dọn vệ sinh phòng tắm. Hơn nữa, nhiều người hay dọn dẹp bồn cầu vì sử dụng hằng ngày. Thế còn những vật dụng khác trong phòng tắm thì sao?

Charles Gerba, tiến sĩ, giáo sư vi sinh tại University of Arizona, nói rằng chất liệu vải trong phòng tắm cũng được sử dụng khá thường xuyên. Đúng vậy, thảm nhà tắm còn bẩn hơn cả bệ toilet, tiếp theo là khăn tắm, khăn lau mặt, và đó là lý do tại sao bạn cần giặt khăn tắm thường xuyên.

Gerba cho biết ông đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về vi sinh vật trong nhà và gần đây là phòng tắm. Theo ông, cái tấm thảm chùi chân ở nhà tắm có vấn đề là vì hai lý do: Đầu tiên, nó bị ướt khi bạn vừa mới chùi chân hoặc lau người sau khi tắm xong và vẫn ẩm ướt một lúc rất lâu, mà lại ở trong phòng tối và ẩm ướt.
Vấn đề thứ hai là nhiều người có thói quen đi giày trong phòng tắm, một yếu tố góp phần rất lớn tạo ra bụi bẩn và vi khuẩn có trên thảm tắm. Nhất là khi bạn ra đường và giẫm phải phân chó và bước vào phòng tắm thì… “ối giời ơi” luôn!

(minh họa: Unsplash)

Ngoài việc đi giày dơ khắp nhà và trên thảm nhà tắm, Gerba còn chỉ ra khả năng nước xịt gắn vào bồn cầu bắn xuống thảm khi mới đi vệ sinh xong, cũng khiến thảm nhiễm bẩn. Không phải ai cũng đồng ý với giải pháp đề xuất đóng nắp ở bồn cầu trước khi xả nước. Gerba nói: “Khi bạn đóng nắp lại, tia phun sẽ tràn qua phần trên của bồn cầu. Việc đóng nắp còn khiến bệ toilet và mặt dưới nắp bị nhiễm bẩn nhiều hơn.

Cho dù bạn có đóng nắp bồn cầu hay không thì việc giữ cho bồn tắm của bạn khô ráo nhất có thể là điều quan trọng. Một trong những yếu tố khiến thảm tắm trở thành nơi bẩn nhất trong phòng tắm là vì thảm bị ẩm trong nhiều giờ, tùy thuộc vào độ ẩm của môi trường, số lượng người đang tắm và lượng nước bắn lên người.

Tốt nhất bạn nên phơi khô thảm sau khi tắm xong, sẽ giúp thảm tắm không bị sũng nước. Bạn cũng có thể treo nó cho khô thay vì để dưới sàn, để thảm mau khô hơn.
Một cách khác là nếu bạn mang giày vào nhà, ít nhất hãy cởi ra trước khi vào phòng tắm (và nhớ lau sàn nhà thường xuyên). Bằng cách đó, bạn sẽ không mang vi trùng bên ngoài lên tấm thảm tắm, nơi chúng sinh sôi nảy nở nhanh chóng và dễ dàng.
Cách giặt thảm tắm
Các bề mặt cứng trong phòng tắm, như sàn, bồn rửa mặt, rất dễ dàng để xịt và lau chùi, điều mà Gerba khuyên bạn nên làm cách nhật. Còn thảm nhà tắm thì sao? Bạn nên giặt thảm tắm ít nhất một lần một tuần, không chỉ để giữ cho thảm luôn mới và mềm mại, mà quan trọng là việc loại bỏ các loại vi khuẩn.

Hầu hết các loại thảm tắm đều có thể giặt bằng máy, nhưng hãy cẩn thận với những loại thảm có mặt sau bằng cao su, không nên sấy khô ở nhiệt độ cao. 

Nói chung, các loại vải khô nhanh, chẳng hạn như sợi nhỏ và vải chenille, thường là những lựa chọn hiệu quả vì khô nhanh và dễ giặt. Chọn loại thảm dễ giặt và khô nhanh là những lựa chọn tốt cho sức khỏe.

(theo Readers’ Digest)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: