Tờ Nature nói không với AI – một nhắc nhở cho giới truyền thông

(Ảnh: Jaap Arriens/NurPhoto via Getty Images)

Thứ Tư tuần trước, tạp chí khoa học Nature thông báo rằng họ sẽ không cho phép đăng tải, sử dụng bất kỳ hình ảnh hoặc video nào do các công cụ tạo nội dung AI (trí tuệ nhân tạo) tạo ra trong cả phiên bản in giấy và trang điện tử của tạp chí. Ban biên tập Nature đã nêu ra những lo ngại về vấn đề chung, trong đó bao gồm đạo đức nghiên cứu, quyền riêng tư và bảo vệ bản quyền, trong bối cảnh các công cụ tạo nội dung AI đang phát triển mạnh mẽ và gây ảnh hưởng đến cả ngành khoa học và nghệ thuật.

Nature được thành lập vào Tháng Mười Một 1869, là nơi xuất bản các nghiên cứu và báo cáo khoa học, được thẩm định kỹ lưỡng từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác nhau, nhưng chủ yếu là công nghệ và khoa học tự nhiên. Với gần hai thế kỷ tồn tại, Nature luôn là một trong những tạp chí được trích dẫn nhiều nhất trong lĩnh vực khoa học và có sức ảnh hưởng lớn trên toàn cầu.

Quyết định cấm đăng tải hình ảnh và video có nguồn gốc từ các công cụ AI đã được ban biên tập đưa ra sau nhiều tháng thảo luận và tranh cãi, dựa trên sự tư vấn từ các bên liên quan và trong sự trỗi dậy càng lúc càng mạnh mẽ và phổ biến của các công cụ tạo nội dung như Midjourney hay ChatGPT.

“Ngoại trừ những bài viết về chủ đề trí thông minh nhân tạo, Nature sẽ không đăng tải và xuất bản bất kỳ nội dung nào, bao gồm nhiếp ảnh, video và tranh vẽ được tạo ra hoàn toàn hoặc một phần nhờ công cụ AI tạo nội dung, ít nhất là trong tương lai gần.”

Nói thêm về quyết định này từ mặt đạo đức của nghiên cứu khoa học, ban biên tập Nature nói:

“Vì sao chúng tôi lại ngăn cản việc ứng dụng nội dung tạo ra bằng công cụ AI về mặt hình ảnh? Suy cho cùng, nó là vấn đề mang tính đạo đức. Quá trình xuất bản, kể cả là khoa học hay nghệ thuật, đều nhấn mạnh vào sự chính trực của những người có liên quan. Sự chính trực bao gồm cả tính minh bạch. Những nhà nghiên cứu, biên tập viên và các nhà xuất bản đều cần phải biết nguồn gốc dữ liệu và hình ảnh, để xác nhận được nguồn gốc thông tin là có thật và chính xác. Những công cụ tạo nội dung bằng AI hiện giờ không thể viện dẫn nguồn, vì thế không thể xác thực được thông tin.”

Điều này đồng nghĩa với việc tất cả các nghệ sĩ, họa sĩ, nhà làm phim, nhiếp ảnh gia và nhà thiết kế đồ họa làm việc cho Nature phải xác nhận rằng không có tác phẩm của họ được tạo hoặc chỉnh sửa bằng công cụ AI. Ghi nhận bản quyền cho những tác phẩm do AI cũng là một vấn đề rất khó khăn, vì công cụ AI thường chọn lọc và tổng hợp từ hàng triệu hình ảnh khác. Đấy là còn chưa kể đến việc AI có thể tạo ra thông tin giả mạo mà không thể xác minh.

Việc đưa ra quyết định không đăng tải các hình ảnh và video do công cụ AI tạo ra trong tạp chí Nature là một bước đúng đắn để bảo vệ tính chính xác, quyền riêng tư và quyền sở hữu trí tuệ. Bằng việc tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghiên cứu, Nature khẳng định vai trò quan trọng của sự minh bạch và trung thực trong công việc xuất bản thông tin khoa học và nghệ thuật.

Bên cạnh đó, AI còn có khả năng tạo ra thông tin giả mạo một cách đáng kinh ngạc. Nhờ vào khả năng học từ dữ liệu lớn và mô phỏng cách hoạt động của con người, AI có thể tạo ra nội dung văn bản, hình ảnh và video mà gần như không thể phân biệt được với những tác phẩm thật. Đáng lo ngại hơn, sự giả mạo thông tin của AI không chỉ đơn giản là sao chép, mà nó còn có thể tạo ra những thông tin hoàn toàn mới và rất khéo léo.

Công nghệ AI có thể sử dụng các thuật toán phức tạp để tạo ra các bài viết, tin tức hoặc phát ngôn giả mạo, giống hệt với ngôn ngữ và phong cách của con người. Nó có khả năng tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn và tạo ra những câu chuyện, sự kiện hoặc thông tin mà không có cơ sở thực tế. Điều này tạo ra nguy cơ lớn cho việc lan truyền tin tức sai lệch, lừa đảo và gian lận thông tin.

Việc AI giả mạo thông tin gây ra nhiều thách thức đối với xác thực và đáng tin cậy. Sự khó phân biệt giữa thông tin thật và giả mạo, cùng với sự thiếu minh bạch về nguồn gốc và quy trình tạo ra thông tin, đặt ra những vấn đề nghiêm trọng đối với đạo đức nghiên cứu, quản lý thông tin và bảo vệ quyền riêng tư.

Mặc dù đã đưa ra quyết định như vậy, Nature không hoàn toàn phản đối việc mọi người sử dụng công cụ tạo nội dung AI. Tạp chí sẽ tiếp tục cho phép việc sử dụng văn bản tạo ra bằng các công cụ như ChatGPT, nếu có viện dẫn và chú thích đầy đủ, và nguồn thông tin phải được xác minh từ các tác giả. Nature khẳng định rằng sẽ không có mô hình ngôn ngữ nào được coi là tác giả của một nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, Nature cũng viết: “Các hệ thống pháp lý và quy định của nhiều quốc gia vẫn đang phát triển để đối phó với sự phổ biến của công cụ tạo nội dung AI. Cho đến khi có quy định chặt chẽ, với tư cách là một nhà xuất bản các tác phẩm nghiên cứu và sáng tạo, Nature sẽ tiếp tục từ chối việc xuất bản và phát hành các nội dung trực quan được tạo ra bằng AI.”

________

Nhân loại trước cảnh báo diệt vong bởi trí tuệ nhân tạo

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: