Kinh thành Huế chìm trong biển nước, người dân chạy ghe đưa khách giữa phố kiếm tiền

Đại nội Huế như lênh đênh giữa biển nước. Để tránh đàn cá chép, cá koi thoát ra bên ngoài, Trung tâm Bảo tồn Di tích Huế đã dùng lưới vây lại – Ảnh: VNExpress

Nhiều tỉnh miền Trung đang bị mưa lũ nhấn chìm, trong đó Thừa Tiên – Huế là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nhất. Đặc biệt chỉ trong đêm 14 đến sáng 15 Tháng Mười Một, lượng mưa lớn cộng thêm nhiều đập tư nhân xả nước, khiến mực nước tại sông Hương vượt đỉnh lũ lịch sử ba năm trước, năm 2020.

Thành phố Huế đương nhiên bị nước bua vây, nhà dân, các tuyến đường đều ngập sâu, giao thông tê liệt. Đặc biệt, di tích lịch sử Kinh thành Huế cũng chìm trong nước lũ.

Di tích Nghênh Lương Đình, một trong hai công trình triều Nguyễn bị nước lũ bủa vây – Ảnh: VNExpress

Trong các đợt bão lũ Tháng Mười và Tháng Mười Một năm 2020, tại khu di sản Huế, nhiều điểm di tích Nghinh Lương Đình, Cung An Định, Lầu Tàng Thơ… bị ngập sâu, trong đó các cổng vào khu Hoàng Cung Huế nước ngập cả mét. Nhiều di tích dọc sông Hương cũng bị ngập nặng…

Năm nay một lần nữa các di tích lại bị nhấn chìm dưới dòng nước đục ngầu, khiến nhiều người lo lắng, xót xa.

Đến sáng ngày 16 Tháng Mười Một,  dù nước đã rút ở những vùng trũng thấp, nhưng kinh thành Huế vẫn mang vẻ tang thương. Người ta chưa vội mừng, vì theo dự báo từ cơ quan khí tượng, trong 24 giờ nữa ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định sẽ tiếp tục có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 150-250mm, có nơi trên 400mm. Nếu mưa xảy ra với cường độ lớn trong thời gian ngắn như thế, Huế lại chìm trong biển nước.

Nhân lúc nước chưa rút, có người chạy ghe giữa phố chở khách kiếm tiền triệu

Nước lũ dâng cao khiến việc đi lại của người dân tại khu vực trung tâm TP Huế gặp rất nhiều khó khăn. Một số người có ghe thuyền nhận ra nhu cầu đi lại của người dân nên mang ghe thuyền ra giữa phố rao chở thuê.

Anh Nguyễn Nam – một chủ ghe, thuyền trú tại phường Vỹ Dạ cho biết:

“Chúng tôi đã có kinh nghiệm sau khi trải qua nhiều đợt lũ lụt. Khi nước lũ dâng cao, người dân không thể chạy ôtô hay xe máy thì ghe, thuyền là phương tiện họ cần đến”.

Theo quan sát của phóng viên báo VietnamNet, từ sáng ngày 15 Tháng Mười Một, tại các trục đường chính như ngã tư Hùng Vương – Bà Triệu – Nguyễn Huệ, đường Tố Hữu, khu vực ngã Sáu… đã xuất hiện hàng chục chủ ghe. Tuy nhiên, không phải ai cũng dùng dịch vụ chuyên chở này vì giá khá đắt.

Anh Nguyễn Quang Tùng muốn đi từ nhà đến trung tâm thương mại tại Hùng Vương – Bà Triệu chỉ khoảng 2km, tuy nhiên anh Tùng giật mình khi người chủ ghe báo giá 400 ngàn đồng/lượt ($16.50) nên anh không đồng ý đi.

Ít phút sau, một chiếc ghe khác chạy qua, anh hỏi thì được báo giá 200 ngàn đồng/lượt ($8.25) nên vui vẻ thuê ghe để đi mua thực phẩm. Hiển nhiên, trên chiếc ghe của người chủ lúc này đã có nhiều người, không còn chỗ ngồi.

Mỗi chuyến, chủ ghe đón khoảng 4 – 5 khách với giá dao động 200 ngàn đến 400 ngàn đồng – Ảnh: VNExpress

Một chủ ghe cho biết, với những người dân làm nghề sông nước, dịch vụ “chạy ghe giữa phố” mỗi năm chỉ được một vài lần nên ai cũng muốn tranh thủ làm.

“Không có giá cố định nào cho dịch vụ dùng ghe chở thuê trong mùa mưa lũ cả mà tuỳ thuộc vào “cái tâm” của từng người.

Hầu hết, trước khi khách lên ghe, tôi thường báo giá trước và nếu đồng ý thì tôi chở chứ không chặt chém gì.

Chủ ghe này tâm sự: “Mỗi chuyến chở khoảng 4 – 5 người, mỗi ngày vợ chồng tôi cũng có thu nhập 5 – 6 triệu đồng”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: