Về Ngày 8 Tháng Ba

Rất nhiều phụ nữ ở Việt Nam phải làm lao động nặng, cơ cực (Ảnh: Hội LHPNVN)

Trên thế giới, ngày Quốc tế phụ nữ thường có ý nghĩa chính trị (tranh đấu cho quyền bầu cử, ứng cử và quyền tham gia vào chính sự của phụ nữ), ý nghĩa kinh tế (tranh đấu cho quyền bình đẳng trong công việc và lương bổng cũng như trong các cơ hội thăng tiến) và ý nghĩa xã hội (tôn trọng phụ nữ, tránh mọi hình thức kỳ thị phái tính trong đời sống hàng ngày). Ở Việt Nam, ngày Quốc tế phụ nữ thường chỉ có ý nghĩa gia đình với việc phân chia công việc trong bếp núc (trong một ngày!), hơn nữa, có tính chất hiếu hỉ (quà cáp hay đi ăn tiệm). Với cách nhìn như thế, ngày 8 tháng 3 chỉ như một chút an ủi nhỏ nhoi dành cho phụ nữ. Sau đó, mọi việc sẽ trở lại như cũ, điều kiện sống và làm việc của người phụ nữ trở lại như cũ. Không có gì thay đổi cả.

Tình hình phụ nữ Việt Nam hiện nay như thế nào?

Hầu hết các cuốn sách viết về phụ nữ Việt Nam tôi đọc đều cho, khác với các quốc gia Hồi giáo cũng như những quốc gia ảnh hưởng Nho giáo nặng nề, ở Việt Nam, người phụ nữ khá được tôn trọng. Họ được xem là nội tướng, giữ chìa khoá hòm tiền, quyết định mọi thứ chi tiêu trong gia đình. Ở khía cạnh đó, có thể nói là họ khá có “quyền”.

Tuy nhiên, cái giá phải trả cho cái “quyền” ấy có khi khá lớn: Họ phải làm rất nhiều việc trong nhà. Mà không phải chỉ trong nhà. Ngoài đường cũng vậy. Rất tháo vát.

Đi dạy, tôi có nhiều sinh viên Úc yêu mến Việt Nam. Mỗi mùa hè, khi có tiền, các em đều đi Việt Nam.

Để học tiếng Việt. Để ăn uống. Để du lịch. Trong lớp, thỉnh thoảng nói chuyện về các chuyến đi ấy, các em thắc mắc: Sao đàn ông Việt Nam rảnh quá vậy? Lúc nào cũng ngồi trong các quán nhậu. Sáng: nhậu. Trưa: nhậu. Chiều: nhậu. Tối: nhậu. Lúc nào cũng “dzô”! Trong khi đó, vào chợ hay nhiều hãng xưởng, chỉ thấy toàn phụ nữ. Công việc quét rác ngoài đường, khá nặng nhọc, hầu như chỉ toàn phụ nữ làm.

Tôi không có tài liệu nào cho biết tỉ lệ phụ nữ trong các lao động chân tay tại Việt Nam. Tôi chỉ đoán là nhiều. Năm 1996, trong lần về Việt Nam đầu tiên, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chở tôi ra vùng ngoại thành Hà Nội. Tôi để ý thấy hầu như tất cả những người gánh lúa trên các con đường lởm chởm sỏi đá đều là phụ nữ. Tôi nêu nhận xét ấy với Thiệp. Anh nói: “Phụ nữ Việt Nam còn cực lắm, anh ạ. Nhất là ở nông thôn. Trai tráng đều đổ về thành thị kiếm sống. Công việc đồng áng đều oằn hết trên vai phụ nữ.”

Tôi không biết tình hình bây giờ có khác? Lâu lắm rồi, tôi không về Việt Nam. 19 năm!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: