Nạp năng lượng để thoát khỏi tình trạng ‘ám ảnh công việc’

Nhiều người ra khỏi văn phòng vẫn bị ám ảnh công việc ở văn phòng. (minh họa: Fernando Rodrigues/Unspplash)

Có một sự thật khó nói mà nhiều người phải đồng ý, là sau giờ làm việc, nhiều người vẫn bị “ám ảnh” chuyện của văn phòng, công ty.

“Tôi hay bị công việc ám ảnh, cứ hay lo không biết bản báo cáo nộp đi đã hoàn chỉnh hay chưa, bản phân tích mỗi tuần phải nộp còn dang dở, và một đống thứ việc khác cứ lẩn quẩn trong đầu,” Kathy Trần, trưởng phòng ở một doanh nghiệp than thở. “Những nỗi ám ảnh này không ‘buông tha’ ngay cả khi tôi về nhà.”

Bạn có thấy mình giống Kathy không? Nếu sau giờ làm việc mà bạn vẫn bị căng thẳng, cứ ngồi trầm ngâm suy nghĩ xem ngày mai sẽ phải làm những gì, hoặc dù đã nằm trên giường, chuẩn bị đi ngủ mà cứ loay hoay mãi chưa yên giấc nồng, bạn cũng bị công việc ám ảnh, giống Kathy rồi đó!

Có một lời giải thích đơn giản cho tình huống này, theo Guy Winch, nhà tâm lý học và người từng có buổi trò chuyện trong chương trình TED Talk “How to turn off work thoughts during your free time” (Cách ngừng suy nghĩ về công việc trong thời gian nghỉ ngơi).

Winch cho biết: “Thời gian làm việc là lúc mà nhiều người thường chúi đầu vào trách nhiệm và không có nhiều thời gian để vắt óc về những điều khiến họ phải lo toan. Chỉ khi nào có khoảng lặng, đó là lúc mà nhiều người có xu hướng suy ngẫm về những gì mà họ băn khoăn, và thường là nằm ngoài công việc.”

Như Winch chia sẻ, một trong những cách hữu hiệu nhất để ngăn chặn những suy nghĩ có ảnh hưởng đến những gì mà bạn làm trong thời khắc nghỉ ngơi và để phục hồi hoàn toàn sau một ngày làm việc căng thẳng, không phải chỉ là thư giãn đầu óc, mà là giữ cho tâm trí của bạn tích cực, tập trung vào một hoặc nhiều việc khác nhau.

(minh họa: Overworked-Resume Genius/Unsplash)

Winch nói: “Rất nhiều người thường nghĩ rằng cứ nghỉ mệt là cơ thể sẽ tự phục hồi lại. Do đó, họ thường ngồi lì trước màn hình TV hoặc máy tính và để đầu óc trôi lơ lửng. Mặc dù việc nghỉ ngơi rất hữu ích và quan trọng, nhưng nó chỉ là một phần của vấn đề. Việc cải thiện lại năng lượng và tinh thần cũng đòi hỏi phải nạp lại năng lượng.”

Đôi khi trong lúc ngồi gác chân lên ghế và lướt mạng xã hội hoặc xem TV, tâm trí bạn bắt đầu lang thang đến những khúc mắc trong công việc, họ không để đầu óc của mình được thanh thản, mà cứ liên tục nghĩ về công việc.

Tất nhiên bạn không thể để đầu óc rỗng tuếch, nên muốn tâm trí không bị những ám ánh của công việc lấn chiếm, bạn phải chuyển sang suy nghĩ những điều khác.

Hãy cố gắng nạp lại năng lượng, như tham gia vào hoạt động mà mình yêu thích, như nấu ăn, đi dạo, hoặc chăm sóc cây cảnh sau vườn, miễn là những việc đó mang lại cảm giác thỏa mãn, là bạn đã có thể nạp lại năng lượng cho bản thân mình.

Winch cũng khuyên bạn đừng cố gắng hết sức để tìm ra những hoạt động làm tiêu tốn nhiều thời gian. Hãy chọn những gì đơn giản, thú vị và dễ dàng, như luyện tập thể dục trong 30 phút hoặc giải ô chữ. Ngay cả khi chỉ muốn nằm dài trên ghế, thì hãy cứ làm điều đó.

Ai cũng từng có lúc kêu lên “trời ơi, tôi không muốn làm điều đó, tôi oải lắm rồi!” nhưng sau đó họ vẫn làm, mà nếu đã được nạp năng lượng, thì dù “oải” đến mấy, bạn cũng sẽ hoàn thành công việc, và sảng khoái hơn là cứ bù đầu bù trán, ngay cả khi ở nhà.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: