Bác sĩ cảnh báo phụ nữ gốc Á có nguy cơ bị tiểu đường cao

Sau khi tập luyện nặng, bạn không nên đi tắm liền. (minh họa: bruce mars/Unsplash)

SILICON VALLEY, California (NV) – Nếu như trước đây, theo thống kê và trên thực tế, người có nguy cơ bị bệnh tiểu đường là những người trung niên, mập mạp, ăn nhiều thức ăn nhanh, uống nhiều nước soda và không bao giờ tập thể dục.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, không chỉ có nhóm người này có nguy cơ mắc bệnh mà những người khỏe mạnh, vóc dáng thon thả, ăn uống điều độ, cũng có nguy cơ bị tiểu đường, đặc biệt là ở phụ nữ gốc Á Châu, theo bác sĩ Ronesh Sinha ở Redwood, California.

“Đây khác những gì các bác sĩ chúng tôi được học ở trường và trong kinh nghiệm chữa bệnh này,” bác sĩ Sinha cho biết. “Tôi chỉ nghĩ đây chỉ là bất thường, nhưng trên thực tế, các trường hợp ngày càng tăng.”

Các cuộc nghiên cứu được tiến hành gần đây cho thấy, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ở người Á Châu. Họ thường mắc bệnh khi còn trẻ, mặc dù có trọng lượng nhỏ hơn so với các sắc dân khác.

Bệnh tiểu đường là tình trạng hàm lượng máu cao hơn bình thường, và sẽ trở nên nguy hiểm hơn nếu như không phát hiện và chẩn đoán kịp thời, đặc biệt là đối với người Á Châu chưa bao giờ được xem là nhóm người có tỉ lệ mắc bệnh cao. Căn bệnh này đứng thứ bảy trong số các bệnh gây tử vong trên toàn quốc, và khi trở nặng, nó có thể dẫn đến việc mù lòa, tay chân bị cắt cụt hay bị đôt quỵ.

Để ngăn ngừa căn bệnh này, các bác sĩ và cơ quan y tế đang cố gắng gia tăng kiểm tra bệnh tiểu đường ở người Á Châu, bao gồm gốc Hoa, gốc Việt, và gốc Philippines. Tiểu đường có thể ngăn ngừa được, nếu như được phát hiện sớm và kiểm tra là bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh.

Ở Mỹ, tỉ lệ người mắc bệnh béo phì dẫn đến bệnh tiểu đường càng lúc càng tăng cao. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu mới nhất cho thấy, nguyên nhân này cũng chỉ là một trong các nguyên nhân dẫn đến tiểu đường.

Tại Los Angeles County, theo một cuộc khảo sát, tỉ lệ người gốc Á Châu bị béo phì là 9%, so với con số 18% người da trắng và 29% người Latino và người da đen.

Người gốc Á có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên theo thực đơn gấp đôi lượng rau trong bữa ăn hằng ngày hay thay thế cơm trắng bằng quinoa. (Hình: Brooke Lark/Unsplash)

Tuy vậy, lại có 10% người gốc Á chẩn đoán bị tiểu đường, so với 7% người da trắng, mặc dù tỉ lệ người gốc Á mắc bệnh béo phì thấp hơn rất nhiều.

Thông thường, đa số người gốc Á Châu có cơ bắp ít hơn nhưng nhiều mỡ hơn là người Âu Châu có cùng trọng lượng và chiều cao. Vì vậy, người Á Châu mặc dù người cân đối hay thậm chí là gầy, vẫn có lượng chất béo dẫn đến nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Người Á Châu, đặc biệt là nữ giới, có xu hướng tích tụ nhiều chất béo quanh vòng eo hơn các sắc dân khác, và mỡ ở bụng là yếu tố dẫn đến nguy cơ tiểu đường cao hơn những người có chất béo tích trữ ở các nơi khác trên cơ thể, chẳng hạn như hông hay cánh tay.

Vào Tháng Mười năm 2015, San Francisco thông qua nghị quyết mở rộng kiểm tra tiểu đường cho người Mỹ gốc Á. Tại Los Angeles County, Hội Phòng Ngừa Tiểu Đường Hoa Kỳ và Tổ Chức Y Tế thế Giới (WHO) cũng bắt đầu mở rộng phạm vi và đối tượng người kiểm tra có nguy cơ bị tiểu đường.

Nhưng việc xác định nguy cơ bị tiểu đường chỉ là bước khởi đầu, theo ông Scott Chan, giám đốc trung tâm Asian and Pacific Islander Obesity Prevention Alliance.

“Một số bác sĩ khuyên bệnh nhân là ăn ít cơm lại để ngăn ngừa bệnh tiểu đường phát triển, họ nói rằng ‘tôi thà chết còn hơn là nhịn ăn cơm’,” ông Chan nói.

Cô Wendy Kim, 45 tuổi, từ bỏ thói quen ăn bánh mì và sushi với cơm trắng sau khi bác sĩ chẩn đoán mặc bệnh tiểu đường vào 10 năm trước. Thậm chí, cô không ăn cơm trắng khi ăn thịt nướng kiểu Hàn, thì lượng đường trong được ướp trong thịt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

“Có những người ăn để sống và có những người sống để ăn, và tôi là người sống để ăn,” cô Kim nói. “Tôi là người sành ăn, và tôi không thể không ăn mì, hủ tiếu hay cơm.”

Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng, ăn kiêng hay tập thể dục thường xuyên chi đóng vai trò nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường, mà điều quan trọng nhất chính là thay đổi lối sống. Điều này là rất khó đối với người Á Châu vì nguyên tắc ăn uống của họ thường có chứa các thực phẩm nhiều tinh bột và đường như cơm hay mì.

Để giải quyết vấn đề này, bác sĩ Sinha ở San Francisco cho biết, người gốc Á có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể theo thực đơn gấp đôi lượng rau trong bữa ăn hằng ngày hay thay thế cơm trắng bằng quinoa hay súp lơ cũng như thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể để khỏe mạnh. (N.A)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: