Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn các loại trái cây cần lột vỏ

Minh họa: Tâm Anh Hospital

Thường thì các loại trái cây cần lột vỏ trước khi ăn có chỉ số đường huyết khá cao. Thí dụ như chuối, xoài, dưa hấu, hay dứa (thơm),… Không những thế, người bị tiểu đường cũng nên tránh ăn các loại trái cây sấy khô, và uống nước ép trái cây.

Người bệnh tiểu đường có thể sử dụng các loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, tránh sử dụng một số loại hoa quả có chỉ số đường huyết cao ảnh hưởng đến mức insulin, không tốt cho người bệnh.

Theo Verywellhealth, trái cây chứa carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Ngoài ra, một số loại quả có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng nhanh hơn những loại khác, tùy thuộc vào hàm lượng chất xơ và đường fructose.

Đường fructose trong trái cây

Đường có trong trái cây được gọi là fructose. Lượng đường trong máu có thể tăng nhanh nếu bạn hấp thụ nhiều fructose cùng lúc nhưng điều đó ít xảy ra khi bạn ăn trái cây tươi. Một nghiên cứu ghi nhận những người mắc bệnh tiểu đường ăn trái cây tươi ba ngày mỗi tuần có nguy cơ biến chứng mạch máu (bao gồm cả đột quỵ) thấp hơn người không ăn trái cây tươi.

Minh họa: JillWellington/Pixabay

Chất xơ trong trái cây

Chất xơ (hòa tan và cả không hòa tan) trong trái cây, có thể ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa. Loại chất này cũng hạn chế hấp thụ chất béo, đồng thời tăng cảm giác no, dẫn đến ăn ít hơn.

Tất cả trái cây tươi có nhiều chất xơ nhất. Khi được (bị) nấu chín chất xơ này sẽ bị phá vỡ cấu trúc, quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn nhưng cũng đồng nghĩa hấp thụ đường dễ dàng hơn.

Cách tốt nhất là bạn nên chọn những loại trái cây có vỏ ăn được, chẳng hạn như táo, dâu tây, nho; hạn chế thực phẩm cần gọt vỏ như chuối, dưa.

Loại trái cây cần hạn chế

Trái cây sấy khô: Trái cây sấy khô có tính chất siêu đậm đặc sau khi trải qua quá trình chế biến. Do đó, mỗi khẩu phần sấy khô có lượng carbohydrate cao hơn so với trái cây tươi. Loại sấy khô cũng có thể chứa thêm đường và ít chất xơ hơn nếu loại bỏ vỏ.

Minh họa: Couleur/Pixabay

Nước ép trái cây: Ngay cả nước ép trái cây 100% cũng có thể khiến lượng đường huyết tăng đột biến trong vài phút. Lý do là cơ thể không phải làm việc nhiều để phân hủy đường trong nước trái cây khi gần như toàn bộ chất xơ bị loại bỏ.

Nước trái cây cũng cung cấp nhiều calo hơn nhưng không khiến bạn cảm thấy no. Điều này có thể cản trở nỗ lực giảm cân. Một nghiên cứu đã phát hiện uống nước ép quả có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.

Trái cây có chỉ số đường huyết (GI) cao: Mặc dù chỉ số đường huyết không phải dữ liệu hoàn hảo nhưng bệnh nhân tiểu đường nên tham khảo khi lựa chọn trái cây để ăn. Chỉ số GI của trái cây càng cao thì việc kiểm soát đường huyết càng khó khăn.

Một số loại quả có chỉ số GI cao (trên 56) nên hạn chế gồm dứa (GI = 56), chuối (58), dưa hấu (72). Các loại có chỉ số GI thấp gồm quả mâm xôi (4), bưởi (25), táo (38).

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: