Khoá hội thảo quốc tế về sư phạm Việt Ngữ kỳ 4

Phân khoa nghiên cứu về người Á Châu và người Mỹ gốc Á Châu, Đại học California State University, Long Beach tổ chức
Minh họa: nick-morrison-unsplash

Trong khi có những ưu tư về sự biến dạng và thoái hoá của tiếng Việt trong nước cũng như tại hải ngoại, phong trào dạy và học tiếng Việt vốn được duy trì lâu nay đã như tia sáng ấm áp soi chiếu vào khu vườn ảm đạm. Tại hải ngoại, nhiều trường và trung tâm Việt ngữ được mở ra để trẻ em gốc Việt có cơ hội học tiếng mẹ đẻ của mình.

Các đoàn thể trẻ như Thiếu Nhi Thánh Thể, Gia Đình Phật Tử cũng là những môi trường tốt để dạy và học tiếng Việt. Bên cạnh đó, nhiều bậc phụ huynh trong gia đình gốc Việt bỏ thì giờ để dạy tiếng Việt cho con cháu trong nhà. Điều đặc biệt hơn nữa là trong mấy năm gần đây, chương trình “Dual Language Immersion” (Ngôn Ngữ Song Hành) được một số học khu áp dụng.

Sách giáo khoa tiếng Việt, dù không hoàn hảo nhưng cũng là tài liệu khá tốt đã được nhiều nhà giáo và các tổ chức ngôn ngữ soạn thảo và xuất bản. Vấn đề then chốt còn lại là thầy, cô giáo.

Nhà giáo Quyên Di, một trong những người đóng góp nhiều nhất vào phong trào dạy tiếng Việt tại hải ngoại nhận xét:

“Ngoại trừ các giáo viên được học hỏi và huấn luyện để có bằng dạy học chính thức trong các trường công lập, các thầy, cô giáo khác thường thuộc hai thành phần.

Thành phần thứ nhất là những cựu giáo chức từng dạy tiếng Việt trước đây ở trong nước.

Thành phần thứ hai là các bạn trẻ lớn lên ở hải ngoại nhưng có tinh thần bảo tồn và phát triển tiếng Việt.

Hai thành phần này có những ưu điểm đồng thời cũng có những khuyết điểm trong việc dạy tiếng Việt. Các cựu giáo chức thông hiểu tiếng Việt, có kinh nghiệm giảng dạy. Tuy nhiên phương pháp và kinh nghiệm ấy không hẳn thích hợp để dạy trẻ em người Mỹ gốc Việt, vốn quen với cách giảng dạy trong nhà trường Mỹ. Bên cạnh đó, các bạn trẻ tham gia phong trào dạy tiếng Việt có tinh thần cao nhưng thiếu kiến thức về tiếng Việt và có thể thiếu cả phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy. Tuy nhiên, cả hai thành phần này đều có cơ hội bù đắp những khiếm khuyết của mình nếu tham gia các khoá học hỏi, thảo luận về sư phạm Việt ngữ.”

____

Để đáp ứng nhu cầu học hỏi đó, từ bốn năm nay, phân khoa Nghiên Cứu về Người Á Châu và Người Mỹ Gốc Á Châu của Đại học California State University, Long Beach đã phối hợp với Trung Tâm Giáo Dục Tuổi Hoa tổ chức những “Khoá Hội Thảo Quốc Tế về Sư Phạm Việt Ngữ” online.

Những khoá hội thảo này đã quy tụ các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và các nhà giáo dục quan tâm đến Việt ngữ thuộc 12 quốc gia trên thế giới. Gọi là “hội thảo” nhưng thực tế nội dung các khoá này là những bài hướng dẫn dạy tiếng Việt theo phương pháp mới nhất, hữu hiệu nhất, thích hợp nhất. Những giáo viên có bằng dạy học, những thầy, cô giáo thuộc các trường và trung tâm Việt ngữ, những trưởng đoàn thể trẻ, những phụ huynh dạy con em tại nhà đều tìm thấy những điều vô cùng hữu ích cho việc dạy tiếng Việt của mình qua các khoá hội thảo này.

Vì khoá hội thảo do phân khoa Nghiên Cứu về Người Á Châu và Người Mỹ Gốc Á Châu của Đại học California State University, Long Beach đứng ra tổ chức nên sau khi hoàn tất khoá hội thảo, các tham dự viên sẽ được cấp chứng chỉ do khoa trưởng của phân khoa này ký tên chứng nhận.

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung khoá HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ SƯ PHẠM VIỆT NGỮ KỲ 4 để những vị quan tâm và có nhu cầu ghi tên tham dự. Khoá hội thảo “online” này sẽ được tổ chức từ chiều thứ Sáu 4 Tháng Tám 2023 đến trưa Chúa nhật 6 Tháng Tám 2023.

Việc ghi danh sẽ kết thúc sớm.

Để ghi danh, xin theo đường dẫn (link).

Quý vị cũng có thể dùng QR Code sau đây để ghi danh.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Acrylic nails
Móng tay acrylic (acrylic nails) là một kiểu móng tay nhân tạo từ việc sử dụng một loại polymer (bột) và một monomer (lỏng), kết hợp với nhau sẽ tạo…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: