Bạn có phải là người vụng về trong giao tiếp xã hội?

Học cách phân tích năng lượng hàng ngày và ưu tiên các nhiệm vụ cho phù hợp, đừng quá kỳ vọng mọi thứ sẽ hoàn thành một cách xuất sắc. (minh họa: Unsplash)

Nhút nhát và lúng túng trong giao tiếp xã hội là hai điều khác biệt nhưng đều không phải là lợi điểm. Làm sao để vượt qua những điểm yếu này?

Nếu bạn đã từng cảm thấy như đang lạc lõng một mình, mặc dù có rất nhiều người xung quanh đang trò chuyện với nhau, thì bạn không phải là người duy nhất từng trải qua điều này. Có rất nhiều người phải vật lộn với sự vụng về trong giao tiếp xã hội và đó có thể là một trải nghiệm khó hiểu.

Sự vụng về trong giao tiếp xã hội rất dễ bị nhầm lẫn với sự nhút nhát và khép kín, nhưng có một số điểm khác biệt chính khiến chúng trở nên khác biệt. Nếu bạn không chắc mình là người khép kín hay lúng túng trong giao tiếp xã hội, đây là năm dấu hiệu có thể giúp bạn tìm ra điều đó.

(minh họa: Unsplash)

Sự trốn tránh xã hội của bạn là do sợ bị thất bại, không phải vì nó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.
Nếu bạn lúng túng trong giao tiếp xã hội, bạn thường thấy mình hay lảng tránh các sự kiện xã hội không phải vì chúng khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, mà vì bạn sợ bị thất bại.

Bạn có thể lo lắng về việc nói điều gì đó khó hiểu hoặc khiến bạn xấu hổ, biến bản thân thành kẻ ngốc hoặc không được người khác yêu thích. Nỗi sợ hãi này có thể có tác động mạnh đến mức nó khiến bạn không bao giờ muốn gặp ai khác nữa.

Nếu bạn lúng túng trong giao tiếp xã hội, bạn luôn cảm thấy lo lắng và không thoải mái trong các tình huống trong xã hội. Bạn luôn cảm giác như mọi người đang theo dõi, đánh giá hoặc cười nhạo bạn. Điều này khiến bạn cảm thấy khó chịu và không thể là chính mình trong các tình huống xã hội.

Bạn khó bắt chuyện với người khác. Nếu bạn lúng túng trong giao tiếp xã hội, bắt chuyện với người khác là một cực hình đối với bạn. Bạn gặp khó khăn trong việc tìm ra chủ đề để nói, cảm thấy cuộc trò chuyện của mình trở nên bế tắc và khó xử, hoặc cảm thấy khó tìm ra điểm chung với người khác. Điều này khiến các tình huống xã hội trở thành những cơn ác mộng và việc tìm bạn mới đối với bạn là điều hoàn toàn không khả thi.

Nếu bạn lúng túng trong giao tiếp xã hội, bạn cảm thấy việc diễn tả suy nghĩ bằng lời nói là điều khó khăn. Bạn gặp trở ngại trong việc thể hiện bản thân một cách rõ ràng, không thể tìm ra những từ ngữ thích hợp cho ý mình muốn giải bày hoặc cảm thấy như các cuộc trò chuyện của bạn luôn có một chút bế tắc. Bạn gần như không biết nói gì. Điều này gây khó khăn cho bạn khi muốn kéo sự chú ý của những người khác vào câu chuyện của mình trong các tình huống xã hội và nó khiến bạn càng cảm thấy lo lắng và khó chịu hơn nữa.

Nếu bạn lúng túng trong giao tiếp xã hội, bạn càng cảm thấy cô đơn hơn khi ở một mình. Bạn khao khát được giao tiếp xã hội và cảm thấy như mình đang bỏ lỡ nhiều cơ hội khi không gặp được những người khác. Điều này khiến bạn không thể ở một mình, dễ bực bội và cô đơn.

(minh họa: Ian Dooly/Unsplash)

Làm thế nào chúng ta có thể vượt qua sự lúng túng trong các tình huống xã hội?

Sự lúng túng trong giao tiếp xã hội là điều có thể khắc phục và cải thiện theo thời gian và nỗ lực. Dưới đây là một số lời khuyên để cải thiện khả năng giao tiếp trong các tình huống xã hội.

Tham gia nhiều hơn vào các tình huống xã hội

Bạn càng đặt mình vào các tình huống xã hội, bạn sẽ càng trở nên thoải mái và dễ dàng làm chủ mình hơn. Bắt đầu từ việc nhỏ bằng cách tham dự các sự kiện xã hội với những người thân quen, chẳng hạn như đi uống cà phê hoặc ăn trưa với bạn bè lâu năm. Khi bạn cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể tiến tới các sự kiện lớn hơn. Điều quan trọng là bạn phải bước ra khỏi môi trường quen thuộc, ít rủi ro của mình, và tìm đến những trải nghiệm và thách thức mới.

Bắt đầu từ việc nhỏ bằng cách tham dự các sự kiện xã hội với những người thân quen, chẳng hạn như đi uống cà phê hoặc ăn trưa với bạn bè lâu năm. (minh họa: Unsplash)

Làm việc trên các kỹ năng giao tiếp của bạn

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc trò chuyện, hãy rèn luyện kỹ năng giao tiếp của mình. Đọc sách, nghe nhạc hoặc tham gia lớp học về giao tiếp. Thực hành việc lắng nghe và đặt ra các câu hỏi mở để duy trì tính sinh động của cuộc trò chuyện. Cố gắng cho người mà bạn đang nói chuyện cho thấy bạn đang tập trung vào lời họ nói bằng cách nhìn vào mắt họ và liên tục trải lời, đặt câu hỏi cho họ.

Hãy là chính mình

Khi bạn tỏ ra e dè trong các tình huống xã hội, bạn rất dễ dàng trở thành một con người khác, ít thú vị và dễ gần hơn trong mắt mọi người. Điều này cũng khiến bạn càng cảm thấy khó xử hơn. Thay vào đó, hãy phát huy sự độc đáo của bạn và là chính mình. Mọi người sẽ đánh giá cao tính thành thật của bạn và muốn làm quen với bạn hơn.

Hít thở sâu

Nếu bạn cảm thấy lo lắng trong các tình huống xã hội, hãy hít thở thật sâu hoặc đếm chậm từ một đến mười. Điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh lại và cảm thấy thư thái hơn. Cố gắng tập trung vào hơi thở của bạn và bỏ những lo lắng và sợ hãi lại phía sau.

Chọn bạn mà chơi

Giữ mối liên lạc với những người có suy nghĩ tích cực, luôn hỗ trợ bạn. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin và thoải mái hơn trong các tình huống xã hội. Giữ quan hệ với những người tốt bụng, luôn động viên và khích lệ tinh thần bạn. Tránh xa những người tiêu cực, hay chỉ trích hoặc phán xét.

Tóm lại, sự lúng túng trong giao tiếp xã hội có thể là một trải nghiệm đầy thách thức, nhưng điều này có thể được cải thiện theo thời gian và nỗ lực. đó là một hành trình dài, Vì vậy, hãy bắt đầu bước từng bước một từ hôm nay. Và nhớ ăn mừng sự tiến bộ của bạn, dù nhỏ đến đâu và tiếp tục thúc đẩy bản thân luôn tiến về phía trước. Chúc bạn may mắn!

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: