Cách ứng phó khi gặp câu hỏi thô lỗ, bất lịch sự

(minh họa: Toa Heftiba/Unsplash)

Đầu tiên, hãy biết rằng có sự khác biệt giữa những câu hỏi bất lịch sự có mục đích và vô ý. Vậy, với nhưng câu hỏi thô lỗ mà không cố ý, bạn trả lời như thế nào?

“Nó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì bạn muốn xảy ra sau đó,” Jeff Temple, Tiến sĩ, nhà tâm lý học tại University of Texas Medical Branch, nói. “Bạn có muốn người khác cảm thấy tồi tệ hay xấu hổ không? Hay bạn muốn chuyển lối và lái cuộc trò chuyện sang hướng khác một cách duyên dáng?”

Trong hầu hết các tình huống, tốt hơn hết bạn nên tránh tức giận hoặc xúc phạm người hỏi. Ông nói: “Điều đó chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn và làm tăng nguy cơ xảy ra nhiều bình luận thô lỗ. Thay vào đó, hãy dành cho người đó một chút ân huệ. Phương pháp ưa thích của tôi là đáp lại sự thô lỗ bằng sự tử tế và một chút hài hước.”

Valerie Sokolosky, tác giả của tám cuốn sách hướng dẫn toàn diện về cách thức ‘Do It Right!’, cho biết có một số hướng dẫn chung về những cách để trả lời bất kỳ câu hỏi khó xử nào. Sự lịch sự là chìa khóa mở ra cánh cửa cho những cuộc trò chuyện đích thực và thường dẫn tới sự thay đổi tốt đẹp.

Cả Temple và Sokolosky đều đề xuất các chiến thuật sau:

Hãy có ý định tốt và từ đó đưa ra hành động.

Hãy xem xét mối quan hệ với người hỏi và liệu bạn có muốn đánh mất nó hay không.

Tập trung vào việc quyết đoán, không hung hăng.

Hãy nhớ rằng điều quan trọng là chúng ta cần hạnh phúc hơn là “đúng.”

Biết rằng bạn có thể không trả lời câu hỏi của họ mà vẫn lịch sự.

Hãy thử lặp lại câu hỏi với họ.

Hãy thành thật về cảm giác của bạn.

Thay đổi chủ đề, luôn là một lựa chọn tốt.

Trả lời: “Tôi không muốn nói về điều đó. Cảm ơn.” Vâng, như vậy cũng lịch sự.

Hãy nhớ rằng sự hài hước sẽ giúp xoa dịu những tình huống khó xử.

Thỉnh thoảng bạn cũng gặp những câu hỏi bất lịch sự. (minh họa: Unsplash)

Dưới đây là vài tình huống bạn có thể gặp, và cách ứng phó:

1-“Ủa, bầu hả? Chừng nào đẻ vậy?”
Câu hỏi này có thể xuất phát từ sự quan tâm thực sự nhưng nó thường gây bối rối và tổn thương đến người được hỏi. Sokolosky nói: “Đây là một câu hỏi, bạn đừng nên hỏi, nhưng mọi người lại hỏi nó thường xuyên một cách đáng ngạc nhiên.” Đối với những người hay tò mò, trừ khi bạn đang dự lễ tiết lộ giới tính của em bé, hãy bỏ qua câu hỏi này.

Một câu trả lời phổ biến trên mạng xã hội là đáp lại, “Bầu đâu mà bầu, tôi chỉ béo bụng thôi.” Nhưng mặc dù điều này hơi buồn cười nếu bạn nói với giọng điệu phù hợp, nhưng nó có thể có vẻ hơi hung hăng, nên hãy thử với câu trả lời tếu, như “Bầu đồ ăn đấy, sẽ ‘đẻ’ ngay sáng mai ấy mà!”

2.”Bao giờ cưới vậy?”
Melinda T., 26 tuổi, ở Tacoma, Washington, cho biết: “Tôi và chồng chưa cưới của mình đã ở bên nhau được vài năm và mặc dù chúng tôi chưa đính hôn nhưng mọi người, cả các thành viên trong gia đình, lúc nào gặp cũng hỏi chừng nào cưới. Điều này rất khó xử vì tôi và anh ấy thực sự chưa thảo luận về bước đó.”

Temple cho biết, mặc dù đám cưới được tổ chức công khai, nhưng đây là câu hỏi mang tính cá nhân cao. Mà đã là riêng tư, thì có nên hỏi trực tiếp?

Cách đối đáp tốt nhất cho những câu hỏi dạng này là… đánh trống lảng, hoặc chuyển hướng, bằng cách hỏi, “Mình cũng đang ngóng xem bao giờ bạn gửi thiệp cưới của bạn đây!”, hoặc “Cứ để dành tiền mừng đi nha, sớm thôi!”. Còn ‘sớm’ là bao giờ, thì tương lai sẽ trả lời thay bạn.

3.“Cho mình lên trước được không?”
Chen ngang khi xếp hàng là vô cùng thô lỗ, nhưng thực tế cũng có người làm như vậy, và hỏi trước. Họ coi đó là một yêu cầu vô hại, nhưng nó cũng khiến bạn rơi vào thế khó xử. Việc từ chối yêu cầu có khiến bạn trở thành khách hàng thô lỗ không? Sokolosky nói: “Điều đầu tiên bạn nên biết là bạn chỉ cần nói ‘không, xin lỗi’ với yêu cầu này. Nếu họ lịch sự, họ sẽ hiểu.”

Bạn có thể giảm nhẹ câu trả lời tiêu cực của mình bằng cách nói những điều như, “Xin lỗi, nhưng tôi đang vội lắm, phải bắt chuyến tàu tốc hành đến Hogwarts trước khi nhà ga đóng cửa!”

Để người khác chen ngang là một trong những thói quen lịch sự, nhưng không phải ai cũng thích. Từ chối đề nghị này, sẽ làm một người thất vọng, nhưng bạn sẽ khiến những người còn lại trong hàng vui vẻ, vì họ cũng không bị chậm.

4.”Bạn bao nhiêu tuổi vậy? Ối dào, trông bạn trẻ hơn tuổi nhiều đấy!”

Aaron R., 41 tuổi, ở Denver, cho biết: “Tôi có khuôn mặt trẻ con (baby face) nên thường xuyên gặp phải câu hỏi này. Mọi người thường nhầm tôi ở độ tuổi 20, 30 gì đó và bật ngửa khi tôi nói với họ rằng tôi đã 41, tức là U rồi. 40. Nhưng điều đó lại khiến anh Aaron xấu hổ, đặc biệt là khi nó xảy ra trong môi trường kinh doanh, vì nó khiến anh có vẻ ít kinh nghiệm thực tế.

Theo Sokolosky, việc hỏi tuổi của ai đó là không lịch sự. Cô giải thích: “Điều đó thậm chí còn tệ hơn nếu bạn phản ứng mạnh khi biết tuổi thật, mà cứ nghĩ rằng mình đang khen ngợi họ.”

Vậy bạn nên phản ứng thế nào khi có ai đó hỏi tuổi bạn? Một lựa chọn là chuyển câu hỏi sang họ “Vậy bạn đoán xem tôi bao nhiêu tuổi?” Điều này sẽ nhắc nhở họ rằng đó là một câu hỏi không lịch sự. Còn nếu thấy bực mình, thì dù 40 tuổi, bạn cứ phán: “Tôi trên 60 rồi đấy!”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: