Hơn 1 tỉ người trẻ có nguy cơ bị điếc vì nghe nhạc quá lớn

Tình hình khá phổ biến là thanh thiếu niên sử dụng các thiết bị nghe cá nhân, như điện thoại hoặc máy nghe nhạc kỹ thuật số và đến các câu lạc bộ âm nhạc hoặc những buổi biểu diễn có âm thanh lớn. (minh họa: Unsplash)

Âm nhạc đóng một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Giống như tia nắng Mặt Trời, chúng làm cho tâm hồn chúng ta trở nên phấn chấn. Nhiều người gần như sống không thể thiếu âm nhạc. Họ cài trong phone để có thể nghe mọi lúc mọi nơi. Không ít người khẳng định “thiếu âm nhạc là tui chết!” và dành cuối tuần để đến câu lạc bộ dành cho ca nhạc, địa điểm biểu diễn nhạc sống hoặc những buổi hòa nhạc.

Một đánh giá có hệ thống được công bố vào ngày 15 Tháng Mười Một trên BMJ Global Healt, cho thấy tình hình khá phổ biến là thanh thiếu niên sử dụng các thiết bị nghe cá nhân, như điện thoại hoặc máy nghe nhạc kỹ thuật số và đến các câu lạc bộ âm nhạc hoặc những buổi biểu diễn có âm thanh lớn. Đó là những thói quen nghe không an toàn vì khi bạn nghe nhạc hay bất cứ âm thanh nào, bất kể từ đâu phát ra từ các tụ điểm ca nhạc hay qua tai nghe, mà quá lớn, sẽ có nguy cơ mất thính giác. Con số “có nguy cơ” này rất lớn, người ta ước tính có thể lên đến 1.35 tỉ người trẻ, trên toàn thế giới.

Bất kể âm thanh từ đâu phát ra từ các tụ điểm ca nhạc hay qua tai nghe, mà quá lớn, sẽ có nguy cơ mất thính giác. (minh họa: Unsplash)

Có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có một nghiên cứu tổng hợp 33 nghiên cứu được công bố từ năm 2000 đến năm 2021, theo The Conversation, với sự tham gia của hơn 19,000 người có tuổi từ 12 đến 34.

Trong nghiên cứu đó, việc nghe một cách không an toàn được xác định ở mức trên 80 decibel trong hơn 40 giờ mỗi tuần. Đây cũng là mức mà hầu hết tiểu bang của Úc yêu cầu các ngành công nghiệp thực hiện những quy trình phòng tránh tiếng ồn, ví dụ như sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác.

Nghiên cứu xác định tỉ lệ của việc nghe không an toàn ở thanh thiếu niên và thanh niên là cao, với 23.81% trong số họ nghe nhạc trên thiết bị cá nhân ở mức độ nguy hiểm, và 48.2% tại các địa điểm giải trí có âm thanh lớn, mặc dù theo tác giả, tỉ lệ này thì không chính xác lắm.

Dựa trên ước tính dân số toàn cầu, điều này có nghĩa là có tới 1.35 tỉ thanh niên trên toàn thế giới có nguy cơ bị mất thính giác. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hơn 430 triệu người trên toàn cầu bị điếc và con số này có thể tăng gấp đôi, nếu việc ngăn ngừa sự mất thính lực không được quan tâm. Những kết quả này đối chiếu với các nghiên cứu trước đây, do Phòng thí nghiệm Âm thanh Quốc gia và Trung tâm Nghiên cứu Hợp tác HEARing của Úc thực hiện.

Hơn một thập niên trước, ở Úc đã có báo cáo nguy cơ cao của sự mất thính giác đối với người Úc có độ tuổi từ 18 đến 35, là do tham dự các câu lạc bộ đêm, quán rượu và buổi hòa nhạc trực tiếp. Vào thời điểm đó, người Úc ở độ tuổi này bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ những câu lạc bộ đêm, buổi hòa nhạc và các hoạt động thể thao vượt quá mức được chấp nhận trong ngành.

Vào năm 2015, WHO đưa ra sáng kiến “Make listening Safe” để khuyến khích giới trẻ bảo vệ thính giác của họ.

Vậy thì bật nhạc to có vấn đề gì? Người ta ví, giống như ánh nắng Mặt Trời, tiếp xúc vừa phải thì tốt, nhưng quá nhiều có thể gây nguy hiểm. Những tiếng ồn lớn, bao gồm âm nhạc, có thể giết chết các tế bào lông và lớp màng bên trong tai (ốc tai). Vì vậy, sau khi bị mất thính giác, một người khó có thể nghe hoặc hiểu được lời nói hoặc âm thanh xung quanh họ.

Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân mà ai đó bị mất thính giác là do sự kết hợp giữa âm thanh quá lớn, dù bạn không có cảm giác bị đau tai; nghe âm thanh lớn trong một khoảng thời gian quá lâu (âm thanh càng lớn, bạn càng có ít thời gian nhận biết trước khi thính giác gặp nguy hiểm), và tần suất mà bạn nghe, do tổn thương thính giác sẽ tích tụ theo thời gian.

Nếu lúc đang nghe nhạc hoặc sau khi nghe mà bạn cảm giác có thấy tiếng vo ve trong tai, đó là dấu hiệu lỗ tai của bạn bị tổn thương, và có nhiều khả năng bạn sẽ bị điếc (mất thính giác). Loại mất thính giác này là vĩnh viễn, không thể chữa và có thể cần sử dụng máy trợ thính hoặc cấy ghép ốc tai điện tử.

Vậy, chẳng lẽ chúng ta không được nghe nhạc lớn? Không hẳn thế!

Giống ánh nắng Mặt Trời và làn da, bạn cần nhận thức được những rủi ro có thể xảy ra đối với âm thanh và thính giác của mình và thực hiện những điều cần thiết để bảo vệ bản thân. Bạn cũng cần nhận thức được âm thanh xung quanh quá lớn như thế nào và làm thế sao để giữ cho khả năng nghe của bạn ở mức an toàn.

Có thể điều chỉnh âm thanh để bảo vệ thính giác của bạn. (Unsplash)

Bạn cũng có thể tránh gây nguy hại cho tai bằng cách sử dụng các thiết bị bảo vệ thính giác cá nhân khi đang ở bên trong các câu lạc bộ (chẳng hạn như đồ bịt tai hoặc nút tai với mục đích dùng để tránh tiếng ồn). Để bảo vệ tai, bạn cũng nên hạn chế tới các địa điểm âm nhạc ồn ào, hoặc nếu phải có mặt ở những khu vực quá ồn ào, thì tốt hơn hết là bạn nên rút sớm, chứ đừng nán lại lâu.

Ở nước Úc, mọi người có thể sử dụng miễn phí  công cụ tính toán những nguy cơ có thể xảy ra bởi tiếng ồn để biết được rủi ro cá nhân của họ bằng cách dùng máy đo mức âm thanh trực tuyến và khám phá những thay đổi trong lối sống có thể bảo vệ thính giác của họ, mà vẫn cho phép họ thưởng thức âm nhạc.

Hầu hết các điện thoại hiện nay đều đi kèm với ứng dụng có thể theo dõi mức độ nghe an toàn và giới hạn nghe. Một nghiên cứu vào năm 2020 xác định các biện pháp kiểm soát nguy hiểm về thính giác có thể xảy ra đối với những người tham dự ở các địa điểm giải trí, ví dụ như sự xen kẽ âm lượng giữa mức to hơn và nhỏ hơn, cung cấp phòng yên tĩnh và đặt vị trí loa cao hơn đầu người để giảm bớt tiếng ồn trực tiếp đập vào lỗ tai. Một số DJ và tụ điểm ca nhạc luôn sẵn sàng đón nhận các sáng kiến nhằm giảm nguy cơ mất thính lực cho những khách hàng quen thuộc và nhân viên của họ. Thỏa hiệp là khả thi và cho phép người nghe tại các địa điểm biểu diễn nhạc sống yên tâm về sự an toàn của thính giác. Bằng cách đó, mọi người sẽ có thể tiếp tục thưởng thức âm nhạc lâu hơn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: