Nếu hôm nay là ngày cuối cùng…

(ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)

Steve Jobs có một câu mà ông luôn tự hỏi mỗi ngày trong cuộc đời, giúp ông tiếp tục công việc một cách thẳng thắn và chắc chắn về kết quả cuối cùng.

Nghe sẽ có vẻ ảm đạm, nhưng cuối cùng thì ai cũng đều đi đến một điểm dừng, và có vẻ như đây là điều chưa bao giờ nằm ngoài suy nghĩ của Jobs.

Steve Jobs, người qua đời năm 2011 sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào năm 2004, từng nói dường nếu không yêu thích những gì mình làm, bạn sẽ luôn gặp khó khăn trong mọi công việc.

“Cách tốt nhất để làm tốt công việc là yêu những gì bạn làm. Nến bạn vẫn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng yên vị. Hãy hướng trái tim mình với tất cả mọi vấn đề, bạn sẽ nhận ra khi bạn tìm thấy nó” – Steve Jobs.

Suy cho cùng, nếu hiện tại bạn không hài lòng với công việc của mình thì bạn khó có thể cảm thấy hạnh phúc hơn khi làm điều tương tự. Jobs nói: “Bạn không thể tìm ra giải pháp khi chỉ nhìn về phía trước, mà không nhìn lại quá khứ. Vì vậy, bạn phải tin tưởng rằng bằng một cách nào đó, các giải pháp sẽ xuất hiện trong tương lai của mình. Bạn phải tin tưởng vào điều gì đó, trái tim, số phận, cuộc sống, nghiệp chướng, bất cứ điều gì.”

Ông nói rằng mình “may mắn” vì đã sớm “tìm thấy điều mà mình thích làm trong đời.”

Steve Jobs, năm 1998, tại Paris, Pháp. (ảnh: William STEVENS/Gamma-Rapho via Getty Images)

“Tôi tin rằng điều duy nhất giúp tôi tiếp tục làm việc là tôi quý những gì mình đã tạo ra, bạn phải tìm thấy những gì mà mình yêu thích, và điều đó đúng trong công việc cũng như đối với những người mà bạn yêu.” Jobs nói. “Công việc sẽ chiếm một phần lớn cuộc đời bạn, và cách duy nhất để thực sự hài lòng là làm những gì mình tin là tuyệt vời, và cách duy nhất để làm những công việc tuyệt vời là yêu thích những gì mình làm.”

Sau đó, vị giám đốc điều hành của Apple mô tả một câu trích dẫn mà ông đọc được khi mới chỉ 17 tuổi: “Nếu bạn sống mỗi ngày như thể đó là ngày cuối cùng của mình, chắc chắn là bạn đúng. Câu nói này gây ấn tượng với tôi, và kể từ đó, trong suốt 33 năm qua, tôi luôn nhìn vào gương mỗi sáng và tự hỏi mình, nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời mình, liệu tôi có muốn làm những gì mình đang làm hôm nay không?” Ông nói.

“Nếu câu trả lời là ‘không’ trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết mình cần phải thay đổi điều gì đó. Việc nhớ rằng mình sẽ sớm qua đời là công cụ quan trọng nhất giúp tôi đưa ra những lựa chọn lớn trong cuộc đời, bởi vì hầu hết mọi thứ, mọi kỳ vọng hay niềm tự hào từ phía bên ngoài, hay nỗi sợ hãi vì xấu hổ hoặc thất bại, những thứ này sẽ biến mất khi cái chết cận kề, chỉ còn lại những gì thực sự quan trọng.”

“Lúc nào cũng có một cái gì đó mới mẻ để bạn học! Trao đổi ý kiến, học hỏi từ khách hàng, đối thủ cạnh tranh và đối tác. Nếu bạn làm việc với một người bạn không thích, hãy học cách thích họ. Hãy khen ngợi họ và thu được lợi ích gì đó từ họ.” – Steve Jobs.

Ông nói thêm, không ai muốn chết cả, ngay cả người biết mình được lên Thiên Đàng, cũng chẳng muốn đặt chân lên nơi đó, tuy nhiên, cái chết lại là đích đến mà tất cả mọi người cùng có.

Không ai trốn được cửa tử, bởi vì cái chết rất có thể là phát minh vĩ đại nhất của cuộc sống. Cuộc sống là một tác nhân thay đổi, dọn đi cái cũ để nhường chỗ cho cái mới. Ngay bây giờ cái mới là bạn, nhưng một ngày không xa, chắc chắn bạn sẽ trở thành cái cũ và bị xóa bỏ.

Steve Jobs năm 2010, tại Cupertino, California (ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)

Ông kết luận: “Xin lỗi vì nghe quá kịch tính, nhưng điều này hoàn toàn là sự thật. Thời gian của bạn là có hạn, vì thế đừng lãng phí nó vào việc sống một cuộc sống của người khác.

Đừng bị mắc kẹt bởi những giáo điều – đó là sống với suy nghĩ của người khác. Đừng để tiếng ồn từ các ý kiến của những người khác nhấn chìm tiếng nói trong bạn. Và quan trọng hơn hết, hãy can đảm để đi theo trái tim và trực giác của mình.

Chúng ta, bằng cách nào đó, biết được những gì mà mình thực sự muốn trở thành. Tất cả mọi thứ khác chỉ là thứ yếu.”

(theo Ladbible)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: