Một ngày về với Cha

Minh họa: sabine-ojeil-unsplash

Cuối tuần, mọi người, mọi nơi đang chộn rộn đón mừng ngày lễ dành cho cha. Tuyệt vời thay, năm nay ngày lễ dành cho cha lại đúng vào ngày Chủ Nhật 18 Tháng Sáu. Dịp lễ, rơi đúng vào ngày cuối tuần, rất thuận tiện cho chúng ta có những buổi họp mặt thể hiện tình yêu thương và biết ơn dành cho đấng sinh thành. Chúng ta, ai cũng trân quý tình cảm thiêng liêng dành cho cha. Cha là người sinh ra chúng ta, nuôi dưỡng và hy sinh cả cuộc đời người cho gia đình. Ngàn năm trước và cũng như ngàn năm sau, mãi mãi công ơn cha được tôn vinh tựa như núi Thái Sơn hùng vĩ.

Vi vi non cao ơn dưng dục

Mênh mông bin rng đc sinh thành

Năm nay, tôi lại vội vã chạy đến thăm mộ Bố Mẹ ở Oak Hill. Chỉ kịp mua vội vàng mấy ly chè, vài ba cái bánh mang đến mộ Bố Mẹ. Nói chuyện thì thầm với Bố Mẹ vài câu, tôi thấy mình như quay về lại với quá khứ. Nhắm mắt lại, tôi hồi tưởng đến những ngày khi còn cha, còn mẹ. Mau quá, dường như mới đây thôi… nhưng giờ đây, con với bố mẹ ngàn trùng cách biệt.

Tri chiu bng lng bóng hoàng hôn.

Tiếng c xa đưa vng trng dn…

K chn Chương Đài, ngưi l th.

Ly ai mà k ni hàn ôn

(Bà Huyện Thanh Quan)

Nhớ bố mẹ lắm, nhưng con biết nói gì? Chung quanh chỉ là bia mộ và cỏ xanh. Buổi trưa nghĩa trang Oak Hill thật buồn và quạnh vắng. Thưa thớt vài người đến thăm mộ, những bó hoa, cái tàn, cái héo bên những bia đá xám xanh nằm thẳng tắp ngay ngắn trên bãi cỏ. Gió thổi đong đưa vài ba chiếc lá trên những tàn cây cao phủ trời chiều. Tôi tự hỏi: Cuộc sống trở mình khi bình minh đến, ra đi trong buổi chiều tà. Con người chúng ta lên cả sao Hỏa, sao Kim, nhưng sao lại không nắm bắt được thời gian?

Bố tôi là một người đơn giản, không cầu kỳ, không trau chuốt. Đối với ông mọi việc chung quanh dường như chỉ hiện hữu chỉ có 30 giây. Có lẽ trường đời đã dạy bố như thế. Năm 17 tuổi, mang tính chất “giang hồ”, bố trốn ông bà nội, bám đu thành xe lửa vào Nam. Không một xu dính túi, bố bắt bạn với một “đồng chí” cũng như mình. Hai ông thần trốn trong kho hành lý, lúc lại lẫn vào đống than. Hai ông chia nhau củ khoai, ngụm nước và cùng ngồi… gãi ghẻ với nhau.

Một tuần lễ trên chiếc xe lửa lắc la lắc lư, hai anh đồng chí “tuyên thệ” sẽ cùng nhau “chia ngọt sẻ bùi”. Ai tìm được thân nhân trước, sẽ lo cho người bạn của mình. Khi vào đến Sài Gòn, cặp “đồng chí” này cùng nhau tìm đến nhà bác tôi trước. Bác là anh họ của bố. Nghe tiếng gọi cửa, bác nhận ra thằng em “giang hồ” của mình tả tơi trong bộ quần áo đen lẻm đầy bụi, đầy than.

Ngồi nghe hồi lâu câu chuyện “dế mèn phiêu lưu ký” của bố, bác phát hiện bố luôn tay “sột soạt gãi đàn”. Thế là bác đẩy bố ngâm mình trong thùng phuy nước với lá ổi, lá nhãn. Tắm táp, sạch sẽ xong xuôi, bố được bác cho ăn kín đầy cái bao tử trống rỗng của ông. Đến khi lên gác đi ngủ, bố mới nhớ đến “lời thề nguyền” cùng thằng đồng chí nối khố của mình. Ông vội chạy ra cửa sổ nhìn xuống đường.

Dưới ánh đèn vàng èo ọt, bóng cây cột điện ngã dài trên góc phố lẻ loi. Con đường tối vắng tanh. Ắt hẳn người đồng chí ấy đã ôm “mối hận đồ bàn” ra đi và tiếp tục con đường lang thang kỳ bạt một mình. Mẹ trách bố vô tình vô nghĩa. Bố phát quạu “ơ bà này hay nhỉ, đến nơi, cả nhà mừng mừng tủi tủi, hỏi thăm ông bà ngoài Bắc, rồi lại chuyện chuyến phiêu lưu, tôi làm sao nhớ được”. Nói thế, nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy bố trầm ngâm. Nhưng sự “trầm ngâm” đó cũng chỉ tồn tại được có 30 giây. Và chỉ năm phút sau là bố đã ngáy o o…

Hầu như bố không buồn và cũng không bao giờ lo lắng điều gì. Cả cuộc đời của bố tràn ắp tiếng cười.Tôi chưa thấy bố khóc và cũng chưa bao giờ thấy ông buồn. Với tính chất “ăn to, nói lớn” của một người sĩ quan, nơi nào có ông đến, là nơi đó rổn rảng âm thanh vui nhộn, ồn ào náo động. Lúc trung niên, bố bận bịu với quân ngũ, hiếm khi ông ở nhà. Nay ông ở mặt trận này, mai ông ở mặt trận kia. Lúc ở thành phố, thì bố ở doanh trại Quang Trung. Bố phó thác cho mẹ xoay sở, bươn chải. Mẹ tôi chẳng khác nào người phụ nữ của Tú Xương.

Quanh năm buôn bán mom sông,

Nuôi đ năm con vi mt chng

Ln li thân cò khi quãng vng

Eo sèo mt nưc bui đò đông…

(Trần Tế Xương)

Bố mặc cho mẹ tôi một nách con với đồng lương lính. Chuyện cơm áo, gạo tiền chưa bao giờ ông quan tâm. Bố rất thích bàn chuyện thời sự, chính trị. Gặp các bác, các chú trúng đài, trúng tần số, bố có thể ngồi huyên thuyên hàng giờ. Bố cũng có một trí nhớ rất siêu. Tất cả số điện thoại của các con, bà con, nội ngoại, ông viết trên bảng để ở tủ lạnh, nhưng hiếm khi bố cần đến nó.

Ngay cả lúc ông ngoài 70, khi cần ông cũng đọc vanh vách số điện thoại cần tìm. Có lẽ do bố rèn luyện trí nhớ khi mỗi ngày, sáng, trưa và tối, ông luôn ôm đọc cuốn từ điển. Ngay từ lúc ở Việt Nam hay sang Mỹ, bố thật sự thích thú với những cuốn tạp chí “The Week” hay “TIME”. Ông đọc và thấy cái gì hay, ông đi kiếm tôi để hai cha con cùng “hót”. Tôi cũng tự hỏi bố cũng có nhiều điều hay, nhưng sao mẹ lại không thấy nhỉ?

Hồi còn bé, tụi tôi được huấn luyện như trong quân đội. Sáng sớm, trời lạnh, khi chúng tôi, còn đang mắt nhắm, mắt mở, bố đã dựng đầu dậy hết, lùa ra sau vại nước. Ông xối lên vài gáo nước, bắt tắm. Đứa nào, đứa nấy lạnh run, tỉnh ngủ hẳn ra. Ở nhà, cứ như trong quân đội vậy. Bố là mẫu người Captain von Trapp trong “The Sound of Music”, chỉ thiếu có cái còi tu huýt thổi thôi.

Nhưng với khách khứa, bạn bè, con cháu, ông là người dễ tính, dễ gần với cái tính chân thật mộc mạc của ông. Bố là dân gốc Bắc, nhưng ông lại mang đậm rặt tính chất của người đồng bằng Nam bộ “có sao nói dzậy”. Về già, gặp lại bạn bè lâu năm, ông phán ngay một câu xanh rờn “Ủa, tôi tưởng anh chết rồi… ha… ha…”. Có lần họ hàng mang cháu ẵm bồng đến khoe, bố buột miệng ngay “con bé này nó xinh đấy, nhưng nó có môi trề giống mẹ nó.” Mẹ nhanh, nhưng cũng không kịp giựt áo ông. Thấy mặt mẹ nhăn lại, ông phán tiếp câu thứ hai, Ủa tôi nói không đúng sao? Khách lại thêm một lần đỏ mặt.

Chẳng thế mà bao phen, ông đã làm cho khách giận, cắt đứt luôn dây chuông liên lạc, trong khi ông vẫn tỉnh queo không hề để ý tại sao. Ông nói xong rồi quên, chẳng có gì đọng lại trong tâm tư của ông. Ông không giận ai và cũng không quan tâm ai giận mình. Bố tôi dưới ngòi bút tả chân dung của mẹ “chưa thấy người, đã nghe thấy tiếng” và  người gì mà cứ thẳng như ruột ngựa”. Đối với ông, mọi thứ tự nhiên, tại sao chúng ta lại phải tô màu cho nó.

Ngày bố ra đi, bố đi rất nhanh và cũng rất sạch sẽ như bản chất của ông. Cơn đau tim ùa đến khi ông vừa mới tắm xong. Bố chạy vội vào phòng, nằm vật trên giường rồi mất. Tất cả xảy ra đều dứt khoát, nhanh chóng. Bố đã ra đi, rời khỏi cõi đời, rời bỏ mẹ tôi và chúng tôi. Từ đây tôi không còn nghe tiếng cười nói rổn rảng, rộn ràng của bố. Từ đây, tôi không còn được nhìn thấy bóng dáng người mỗi sáng ngồi bên cuốn tự điển, tờ tạp chí nhấm nháp tách trà hay cafe. Mẹ thôi không còn người để nhăn, để trách cứ, để nương dựa, để chuyện trò. Tình già của bố mẹ tôi là thế, “giận thì giận, mà thương thì thương”. Tôi xót xa nhìn mẹ khóc, đôi vai gầy rung từng nhịp trong vòng tay chị giúp việc. Cơn đột quỵ như dòng thuỷ triều dâng cao, lại một lần nữa kéo mẹ gục ngã.

Bố tôi mất chỉ vài ngày trước lễ Halloween. Tôi chỉ tiếc là bố mẹ chưa kịp ngồi bên lò sưởi than để phát kẹo ngày Halloween mà tôi đã chuẩn bị cho ông bà. Có lẽ bố háo hức, vội vã đi để kịp hòa nhập trong mùa Halloween chăng?

Anh tôi đến, cắt đứt dòng tư tưởng lan man của tôi. Các anh chị em, ai có công việc nấy, giờ giấc không trùng khớp. Chỉ có hai anh em hẹn gặp ở mộ bố mẹ. Anh đến, lặng lẽ chắp tay thì thầm. Tôn trọng giây phút riêng anh dành cho bố mẹ. Tôi đi lững thững đứng dưới tàn cây nhìn anh. Anh vẫn vậy, đầy tự tin, quả quyết và ít nói.

Ảnh: tác giả gửi

Lúc còn bé, anh là một bản sao của bố. Anh giống bố từ cái nghịch ngợm, lì đòn nhưng lại đầy tài năng, tháo vát. Trông anh, tôi như thấy hình bóng dáng bố hiện về đang đứng lạnh lùng, cô độc giữa những nấm mộ đá, đồi cỏ chơ vơ. Anh cúi xuống, lấy tay phủi phủi đám bụi trên bia đá. Và vỗ vỗ nhè nhẹ bờ cỏ quanh mộ, như vuốt ve bờ vai gầy của mẹ. Mái tóc của anh, từng sợi bạc là từng ngày làm việc mệt mỏi, từng năm lăn lộn trong cuộc sống. Anh già nhiều, tôi cũng già nhiều.

Nhưng độ rày anh có vẻ thoải mái hơn. Ngắn gọn vài câu, anh khoe ba đứa nhỏ đã tốt nghiệp ra trường. Thằng bé nhất, lại quyết định đi làm vì có hai công ty đề nghị công việc tốt. Hai bé lớn thì vừa quay lại trường, vừa làm, vừa học lên Master. Anh nói: “Anh xong bổn phận”. Câu nói nghe thấy lòng nhẹ tênh. Cha mẹ Việt Nam là vậy. Trách nhiệm và bổn phận.

Tôi từ chối không đi ăn với anh, để còn chạy lo thêm một số công việc cho kịp trước khi về tối. Hai anh em lái xe rời nghĩa trang khi buổi chiều đang đổ xuống. Những đám mây xám chiều ngả dần sang tối. Những chiếc lá tăng dần tiếng soàn soạt theo gió. Tôi ngoái nhìn lại mộ bia của bố mẹ và tự hỏi:

Em hi tôi: “Phiến đá có linh hn không?

Em hi tôi: “Đá biết th dài xa xôi?

Em hi tôi: “Đá có ngm ngùi chia phôi?

….

Tôi hôm nay là ai?

Hn như mt phiến đá nm

Trăm năm như ngàn năm

Ngưi cùng đá băn khoăn…

(Diệu Hương)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: