Muốn dạy con khôn lớn, phải tránh 3 điều này

(Ảnh: Kidsup Vietnam)

Thông điệp từ Harvard: Nếu muốn nuôi dạy những đứa trẻ thông minh hơn về mặt cảm xúc, hãy ngừng sử dụng 3 cụm từ này ngay bây giờ.

Theo tiến sĩ Tiến sĩ Julia DiGangi, các bậc phụ huynh có nhiều cơ hội để con em mình thông minh hơn, phong phú về cảm xúc nếu chúng được nói chuyện từ đầu theo những cách đối thoại tốt hơn chỉ răn dạy nghiêm khắc.

Theo Tiến sĩ Julia DiGangi, điểm cốt yếu trong trò chuyện gia đình là các phong cách giao tiếp nhằm thúc đẩy sự kết nối và tính độc lập, cả hai điều này đều quan trọng, chứa điều mà cha mẹ và con cái không bao giờ nói ra với nhau: những mối quan hệ bền chặt, lành mạnh và đồng cảm. Đó là đúc kết những gì bà Julia tìm thấy trong các nghiên cứu tâm lý của mình sau nhiều năm.

Tiến sĩ Julia DiGangi là nhà tâm lý học thần kinh và đồng thời là tác giả của cuốn sách ” Năng lượng trỗi dậy: Khoa học thần kinh về lãnh đạo bằng sức mạnh cảm xúc”. Bà đã thực hiện nghiên cứu qua các chương trình nội trú tại Trường Y Harvard, Trường Y thuộc Đại học Boston và Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ. Những năm gần đây, bà nghiên cứu về di truyền, chấn thương và khả năng phục hồi tại Columbia, Đại học Chicago và Georgetown.

“Con người thích học những điều ngắn, gọn và cụ thể, và tôi muốn nhấn mạnh ba cụm từ mà cha mẹ của những đứa trẻ thông minh về mặt cảm xúc không bao giờ sử dụng – và thay vào đó nên nói gì”, bà Julia nói với CNBC.

1/”Tại sao con không ráng lên?”

Bộ não con người được lập trình để hoạt động xuất sắc ở những trường hợp và lãnh vực cụ thể. Vì vậy, khi trẻ gặp khó khăn, không phải vì chúng không muốn học tốt mà đơn giản là vì chúng không thể.

Nói cách khác, vấn đề không phải là động lực của họ, tức “sao không ráng lên”. Câu hỏi đó, biểu hiện sự mất kết nối giữa kỳ vọng của bạn với tư cách là cha mẹ và khả năng của con cái.

Thay vào, phụ huynh cần phản ứng thông minh hơn về mặt cảm xúc, là gợi ra sự tò mò về điểm giao nhau giữa động lực và khả năng của con mình. Giả sử con bạn dành quá nhiều thời gian để chơi trò chơi điện tử và dành quá ít thời gian cho việc đọc sách. Tránh hỏi câu như “Sao con không ráng đọc sách cho xong ?” Thay vào đó, hãy thử một câu hỏi mở: “Con có vẻ thích trò chơi điện tử. Thử nói với ba (mẹ) xem con thích gì về chúng. Con có muốn nói cho ba (mẹ biết không?

2/”Tại sao nói hoài không nghe vậy?”

Bà Julia kể bà đã từng làm việc với các bậc cha mẹ có con gái gặp khó khăn về giao tiếp và thể hiện: đứa trẻ bực bội vì đến phòng khám, và không chịu xuống xe.

Trong cuộc trò chuyện thăm dò, các bác sĩ trị liệu biết được rằng đứa trẻ ấy ghét tiếng nhạc phát trong phòng khám của bác sĩ. Điều này có thể dễ dàng khắc phục, ít nhất bằng một cặp nút tai.

Vấn đề được tìm ra, là các bậc cha mẹ không quen lắng nghe, tìm hiểu con mình được nhu cầu của con mình. Họ chỉ thích ra lệnh. Cần biết rằng bộ não của trẻ được cấu tạo để có tính tự chủ và nhu cầu khám phá thế giới dựa trên danh tính của chính chúng chứ không phải niềm tin hay quyết định của cha mẹ.

Nếu bạn đang bất đồng quan điểm với một đứa trẻ có vẻ bướng bỉnh, thay vì hỏi tại sao chúng không lắng nghe, hãy cân nhắc việc hỏi, “Ba (mẹ) có chỗ nào chưa hiểu con?”

Cha mẹ thông minh về mặt cảm xúc không cố gắng để con cái mình tuân thủ mà để có được sự kết nối. Họ cần biết rằng bạn sẵn sàng lắng nghe sự thật về trải nghiệm của họ.

3/”Mày coi bố mẹ không ra gì!”

Thường thấy các bậc cha mẹ – đặc biệt là cha mẹ Châu Á – hay đưa ra những kết luận rộng rãi – và thảm khốc – về hành vi của con họ dựa trên sự bất an của chính họ.

Một cặp vợ chồng nói với bà Julia rằng: “Con chúng tôi không biết nghe lời”, khi họ nói, nhắc nhiều lần mà đứa con vẫn bỏ bê bài làm ở nhà. Cuối cùng, các bậc phụ huynh sau khi dừng những câu nói như “mày không biết nghe lời”, hay “coi ba mẹ không ra gì” và lắng nghe, đứa con của họ đã trả lời một cách dứt khoát: “Con rất tôn trọng bố mẹ! Nhưng môn học này đối với con quá khó”.

Thật ra, cách tiếp cận thông minh nhất về mặt cảm xúc, là không đặt tên cho các hành động của đứa trẻ, mà nên đặt những câu hỏi cụ thể, không phán xét, sau đó khẳng định rõ ràng rằng bạn sẵn sàng lắng nghe.

Chẳng hạn, “Ba (mẹ) thấy con có 6 điểm môn toán, con có muốn nói cho ba (mẹ) nghe con gặp khó khăn gì không, ba (mẹ) có giúp giải quyết cùng con được không?”

Cảm xúc của trẻ em ảnh hưởng đến các phụ huynh. Khi chúng bất ổn, ba mẹ cũng bối rối. Vì vậy, khi những cảm xúc lớn hơn nảy sinh, điều tự nhiên là bạn muốn kiểm soát con mình bằng cách như bảo chúng im lặng, tự xét lại mình, hoặc lắng nghe kỹ lời bạn dạy hơn. Nhưng với tư cách là cha mẹ, công việc của bạn không phải là kiểm soát cảm xúc của con cái, mà là làm chủ cảm xúc của chính bạn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: