‘Trai thẳng’ vẫn có nhu cầu trang điểm

Ảnh: Unsplash

Đàn ông trang điểm không phải là lạ, nhưng do quan điểm phân biệt giới tính, đàn ông trang điểm bị coi là đồng tình luyến ái, họ ngừng làm đẹp.

Cách đây hàng nghìn năm, đàn ông đã trang điểm. Nhưng một số quan niệm phân biệt giới hình thành trong thời kỳ Khai sáng (thế kỷ XVII-XVIII) đã khiến nam giới không dám… sử dụng mỹ phẩm làm đẹp hoặc chăm sóc da. Khi ấy, đàn ông trang điểm bị coi là “đĩ đực” – tiếng dùng cho giới đàn ông con trai thích “giồi phấn thoa son” lén lút bán dâm cho đàn ông khác.

Ngày nay, với sự phát triển của mạng xã hội đang tạo ra thay đổi. Đàn ông “thẳng” hay “cong” cũng có nhiều người biết chăm sóc ngoại hình của mình. Họ dùng các loại mỹ phẩm chăm sóc da, như kem chống nắng, chống nhăn, chống khô, thậm chí có người thích tô lông mày, thoa son, kẻ mắt, và cả… đánh má hồng.

Cách đây hàng nghìn năm, đàn ông đã trang điểm. Minh họa: Unsplash

Young Yuh, 31 tuổi, chàng trai xứ sở Kim Chi cho biết mỗi ngày anh thường mất hơn nửa tiếng đồng hồ để trang điểm, chăm sóc da, như rửa mặt, dùng toner, một số loại serum, kem dưỡng ẩm, thoa kem chống nắng, kem lót, che khuyết điểm, tạo khối, đánh má hồng và kẻ mắt. Yuh tự nhận mình là “trai thẳng” và việc anh làm các clip chia sẻ cách dưỡng da và make up thu hút hàng chục triệu lượt người vào xem. Theo USA Today. “Mỗi người có sở thích làm đẹp khác nhau. Nhìn nhận nó giống như một chu trình vệ sinh hay một thứ như nghệ thuật còn tùy vào mỗi người. Không nên có bất kỳ định kiến, đặc biệt là đối với giới tính, liên quan đến việc chăm sóc da,” Yuh nói.

Theo nhiều chuyên gia về sắc đẹp, từ người Neanderthal đến Ai Cập cổ đại, đàn ông trang điểm đủ kiểu. Meloney Moore, Phó hiệu trưởng Trường Business Innovation thuộc Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Savannah, nói: “Chúng ta đang trải qua quá trình bình thường hóa việc trang điểm cho mọi giới tính”.

Còn theo David Yi, tác giả cuốn sách Pretty Boys: Legendary Icons Who Redefined Beauty, trang điểm vượt qua thời gian, lịch sử và không gian. “Ngay cả người Viking, có lẽ là những chiến binh nam tính và hung dữ nhất, cũng bị ám ảnh bởi vẻ ngoài của họ,” Yi cho biết.

Trước thời kỳ Khai sáng, đàn ông và phụ nữ đều sử dụng đồ trang điểm: Đánh phấn trắng cho khuôn mặt, màu má, màu môi, đội tóc giả cầu kỳ và rất nhiều nước hoa. Nhưng khi khoa học và chính trị phát triển, đàn ông tự khẳng định mình là người vượt trội hơn phụ nữ. “Bất cứ điều gì phù phiếm sau đó được coi là hành vi nữ tính”, Yi nói.

Hệ nhị phân giới chia giới tính thành hai thái cực đối lập nhau, hoặc là nam, hoặc là nữ. Khái niệm “Đại nam tử” (Great Male Renunciation) xuất hiện, cho rằng đàn ông không nên lãng phí thời gian cho việc làm đẹp. Ngành công nghiệp mỹ phẩm phát triển mạnh mẽ sau nhiều thập kỷ, một phần là do hai cuộc chiến tranh thế giới. Phụ nữ trở thành phiên bản siêu nữ tính của chính họ, để vừa khiến đàn ông cảm thấy họ không đánh mất địa vị xã hội sau khi rời chiến trường, vừa mang đến điều gì đó đáng mong đợi khi trở về nhà. “Phụ nữ được truyền cảm hứng từ những khuôn mặt trang điểm kỹ lưỡng mà họ nhìn thấy trên màn ảnh. Đến những năm 1930-1940, trang điểm đồng nghĩa với nữ tính và bắt nguồn từ trải nghiệm của phái đẹp, mặc dù những thợ trang điểm đầu tiên là nam giới”, Rachel Anise, Tổng biên tập của Beauty Professor, nói.

Bìa cuốn sách Pretty Boys: Legendary Icons Who Redefined Beauty. Ảnh: Amazon

Mọi thứ thay đổi khi chuyện nam giới trang điểm phổ biến trở lại và dần được nhìn nhận đúng hơn. Những ngôi sao nhạc rock như David Bowie và Prince thường thể hiện bản thân thông qua lớp make up. Điều này có ý nghĩa, vì “khi ngành công nghiệp trang điểm phát triển trong suốt thế kỷ XX, chúng ta bắt đầu thấy mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa trang điểm và giới tính,” Meloney Moore, thuộc Cao đẳng Nghệ thuật và Thiết kế Savannah, nói.

Mạng xã hội chỉ giúp quá trình ảnh hưởng của người nổi tiếng được nhanh hơn. Thời kỳ phục hưng của trang điểm trong giai đoạn hiện tại đã cho thấy điều này. Lissette Waugh, người sáng lập Viện L Makeup, cho biết: “Hiện nay, chúng ta có một thế hệ trung lập về giới tính (không thiên vị, không phân biệt dựa trên giới tính). Điều đó khiến mọi người cảm thấy thoải mái hơn khi thể hiện bản thân”.

RJ Harkin từng chỉ trang điểm khi tham gia các vở kịch ở trường cấp hai và cấp ba. Nhưng bây giờ, anh làm điều đó như sở thích. “Nếu con gái có thể trang điểm để che đi mụn và những thứ khác thì tại sao con trai lại không?”, Harkin, 18 tuổi, sinh viên Đại học Miami nói, anh sử dụng dụng cụ kẻ mắt và mascara để giúp đôi mắt nổi bật hơn. “Nó có lẽ là một sự thay đổi lớn. Nhưng suy cho cùng, đó cũng chỉ là một việc nhỏ bạn có thể làm để khiến bản thân trông đẹp hơn, cảm thấy tốt hơn về chính mình, và tự tin hơn.”

Xem thêm:

-Cách “lọc” cơ thể tự nhiên để đẹp từ trong ra ngoài

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: