Tình huống cấp cứu, chớ nên nhờ ‘trợ lý’ Siri hoặc Alexa

(minh họa: Omid Armin/Unsplash)

Trong thế giới công nghệ ngày nay, nhiều người thường có thói quen dựa vào các trợ lý bằng giọng nói trên các thiết bị của mình, chẳng hạn như Siri hoặc Alexa, để giúp họ thực hiện những việc, như theo dõi thời tiết hoặc canh thời gian trong quá trình nấu ăn.

Tuy nhiên, việc dựa vào những trợ lý ảo này trong các tình huống khẩn cấp có lẽ không phải là một ý tưởng hay.

Hy vọng rằng bạn sẽ không bao giờ rơi vào các tình huống cấp cứu y tế nghiêm trọng, nhưng nếu không may gặp thì không phải là do nhờ Siri hoặc Alexa giúp đỡ.

(minh họa: Miguel Tomás/Unsplash)

Trong một nghiên cứu từ đầu năm nay, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi được hỏi, chỉ 59% câu trả lời của các trợ lý bằng giọng nói thực sự đưa ra những thông tin liên quan đến các bước hô hấp nhân tạo (Cardiopulmonary Resuscitation – CPR) và chỉ khoảng 1/3 đưa ra hướng dẫn CPR thực tế.

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Adam Landman, Giám đốc thông tin và phó chủ tịch cấp cao về kỹ thuật số tại Mass General Brigham, nói với CNN: “Chúng tôi nhận thấy khi đặt những câu hỏi liên quan đến hồi sức tim phổi cho trợ lý giọng nói AI, các câu trả lời được đưa ra nghe chẳng liên quan gì, thậm chí còn rất mâu thuẫn.”

Trong nghiên cứu, nhóm này đã hỏi tám câu hỏi liên quan đến hướng dẫn CPR cho Amazon Alexa trên Echo Show 5, Apple Siri trên iPhone, Google Assistant trên Nest Mini và Microsoft Cortana trên máy tính xách tay Windows 10.

Sau đó, các câu trả lời được hai bác sĩ cấp cứu đánh giá.

Landman cho biết kết quả của nghiên cứu cho thấy mọi người không nên dựa vào những trợ lý ảo nói nếu họ gặp phải một trường hợp khẩn cấp về y tế mà thay vào đó, hãy nhanh tay gọi ngay dịch vụ khẩn cấp 911.

Tuy nhiên, Landman khẳng định rằng không phải tất cả những trợ lý ảo này đều vô dụng và cho rằng công nghệ trong tương lai có khả năng giúp ích cho con người hơn.

Ông nói: “Nếu chúng ta lấy nội dung dựa trên bằng chứng phù hợp và hợp tác cùng với các công ty công nghệ để kết hợp, tôi nghĩ chúng ta sẽ có cơ hội để cải thiện chất lượng của những hướng dẫn đó.”

Ngoài ra, Cơ quan Y tế Quốc gia (National Health Service-NHS) cũng cung cấp hướng dẫn rất hữu ích về CPR và khuyên rằng những người chưa được đào tạo về CPR chỉ nên áp dụng CPR bằng cách dùng tay.

Theo NHS, để thực hiện sơ cứu bằng cách ép ngực, bạn nên:

Cho bệnh nhân nằm thẳng trên mặt phẳng cứng. Bạn quỳ gối ở một bên của bệnh nhân, hai đầu gối song song với thân người bệnh, cách một khoảng 4 inch.

Bạn để hai bàn tay chồng lên nhau và đặt trước tim, tương ứng điểm giữa của hai núm vú. Bạn giữ thẳng tay, sao cho trục nối các điểm vai – khuỷu vai – cườm tay thẳng hàng. Trong quá trình nhấn, hai cánh tay luôn thẳng, không được gập khuỷu ngay cả khi nhấn và buông.

(minh họa: Martin Splitt/Unsplash)

Bạn nhấn ngực liên tục, hạn chế mọi gián đoạn. Nếu có gián đoạn, không được quá 5-10 giây. Số lần nhấn là 100-120 lần/phút. Nhấn vừa đủ, khoảng 5cm, không quá 6cm. Sau đó, nới lỏng tay để lồng ngực nở lại hoàn toàn.

Đối với trẻ em, bạn nên ép tim nhẹ hơn để tránh gãy xương sườn. Đối với người bị thương ở ngực và có gãy xương sườn, không nên sơ cứu bằng hô hấp nhân tạo hoặc xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Trong khi đó, người nhà gọi ngay 911 để được cấp cứu kịp thời, ngay cả khi người bệnh đã thở được.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Tự sửa máy may
Máy may là một vật dụng vô cùng hữu ích, nhưng thường bị bỏ xó trong tủ vì ít sử dụng nhiều hoặc có phần nào của máy bị hư.…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: