Liệu có phải chính Kremlin giết Alexander Dugin?

Alexander Dugin (reconsideringrussia)

Bất cứ điều gì người ta nghe từ phía Kremlin về cuộc chiến Ukraine thì hãy đừng vội tin, kể cả thủ phạm vụ đánh bom xe hơi vừa xảy ra ở ngoại ô Moscow mà an ninh Nga cho là đã bắt được!

Vào Thứ Bảy 20 Tháng Tám, một vụ đánh bom xe hơi đã giết chết Daria, con gái của Alexander Dugin, một trong những nhà tư tưởng dân tộc chủ nghĩa khét tiếng nhất của nước Nga đương đại. Lẽ ra, Dugin sẽ cùng cô con gái 29 tuổi đi trên xe của họ để về nhà sau một sự kiện chính trị bên ngoài Moscow, nhưng vào phút cuối, ông ta đi xe khác. Dường như quyết định này đã cứu mạng Dugin nếu suy đoán quả bom cài vào dưới gầm xe, phía tài xế là nhắm vào ông ta. Daria chết ngay lập tức.

Chính phủ Nga nhanh nhảu cáo buộc Kyiv đứng sau vụ giết người để trả thù, vì Dugin là người ủng hộ cuồng tín ý tưởng “Moscow nên xem việc tái chiếm Ukraine là trọng tâm phải làm để xây dựng một Đế chế Nga mới”. Trong khi đó, Ukraine phủ nhận liên can vụ ám sát. Mykhailo Podolyak, Cố vấn cấp cao của Tổng thống Volodymyr Zelensky, nói đất nước ông không liên quan đến vụ đánh bom “vì chúng tôi không phải là một quốc gia tội phạm, giống như Liên bang Nga; và hơn nữa không phải là quốc gia khủng bố”.Thật khó để biết sự thật trong một vụ ám sát kỳ lạ này. Nhưng có một quy tắc bất di bất dịch cần tuân theo: “Đừng tin bất cứ điều gì Điện Kremlin nói”! Vụ Dugin cũng không là ngoại lệ.

Thứ nhất: Dugin ít quan trọng hơn nhiều so với một số chính trị gia, người nổi tiếng và quan chức Nga khác. Càng ít có khả năng ông ta đưa ra lời khuyên thường xuyên cho Putin mà chủ yếu là những lời tâng bốc và xu nịnh đơn phương.

Thứ hai, việc giết Dugin sẽ không có lợi gì cho Ukraine trong cuộc chiến chống xâm lược Nga. Một cuộc tấn công như thế ở “sân sau” của Putin chỉ nâng cao tinh thần của người Ukraine lên một chút, nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì giết một người không có vai trò thực sự nào trong việc phát động cuộc xâm lược. Cần chú ý, Dugin không có vị trí trong chính phủ; nhiệm vụ duy nhất của ông ta là tuyên truyền viên, thứ mà Nga hiện không thiếu, thậm chí dư thừa với vô số cá nhân và tổ chức đang “làm loạn” trên internet (trong hoạt động tuyên truyền, cả Dugin và con gái đều say mê với những luận điệu diệt chủng chống người Ukraine, nhưng đây không phải là “sản phẩm” của riêng họ mà là “xu hướng chủ đạo” trong các bài diễn thuyết công khai của giới tuyên truyền Nga).

Còn nhớ, năm 2014, Putin cực lực phủ nhận việc quân đội của ông ta âm mưu chiếm Crimea, nhưng đến khi chiến dịch quân sự kết thúc ông ta tuyên bố sáp nhập bán đảo này! Bản chất của các chế độ độc tài là không dám nhìn thẳng vào sự thật và sợ sự thật. Chúng tồn tại nhờ sự dối trá và “đổi trắng thay đen”. Vì vậy, bất kỳ thông tin nào do chính quyền Nga công bố nên được xem là công cụ chính trị hơn là mô tả tình hình thực tế.

Trở lại với vụ ám sát, theo The Washington Post, chỉ trong vòng vài giờ sau khi Daria bị giết, Cơ quan an ninh Nga FSB tuyên bố đã tìm được thủ phạm! Đó là một phụ nữ Ukraine mà bằng cách nào đó cố vượt biên giới qua nước láng giềng Estonia (cách hiện trường ám sát khoảng 500 dặm) sau khi cài bom. FSB không giải thích tại sao nghi can Natalya Vovk lại quá “khinh xuất và bất thường” khi mang theo cô con gái 12 tuổi lúc cài bom mà chỉ cho biết thẻ ID của thủ phạm cho thấy cô ta là thành viên của một tổ chức dân tộc Ukraine.

Nhà nước Nga, dưới thời Putin và trước ông ta, có một lịch sử lâu đời về việc “chế” ra các “tình huống” để biện minh cho hành động sắp tới của mình. Năm 1999, Putin lúc còn là thủ tướng bị nghi là tổ chức một loạt vụ đánh bom khủng bố đẫm máu ở Moscow và vùng lân cận để lấy cớ mở cuộc chiến mới chống lại những người Chechnya ly khai mà ông ta cho là thủ phạm. Chính phản ứng cứng rắn và tàn ác của Putin so với Yeltsin đã cho ông ta sức mạnh để sau đó làm hồi sinh “nhà nước cảnh sát”.

Một câu hỏi đặt ra: “Chính người Nga chứ không phải Ukraine đã thực hiện vụ ám sát Dugin? Đây có thể là cuộc tấn công của phe nhóm nào đó? Nhưng cũng có một khả năng khác: Cho đến nay, lo sợ phản ứng dữ dội của dư luận, Putin vẫn chưa dám tuyên bố một cuộc tổng động viên để thêm lợi thế quân số cho lực lượng Nga ở Ukraine.

Nay, cuộc tấn công “khủng khiếp” nhằm vào một “người yêu nước” nổi tiếng ngay ở ngoại ô thủ đô, sẽ là thứ Putin đang cần để khơi dậy lòng yêu nước sục sôi của công chúng đối với một cuộc xung đột đẫm máu kéo dài hơn nhiều so với dự đoán của những người Nga quá tin vào uy thế quân sự và tính “thượng đẳng chủng tộc” Nga mà dân tộc nào cũng muốn xin vào. Những ngày tới sẽ có thêm thông tin về vụ ám sát bí ẩn.

___________

Alexander Dugin, người vừa bị ám sát hụt là ai?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: