Tiền uống trà sữa ở Sài Gòn còn nhiều hơn tiền ăn

Trà sữa là đồ uống được ưa thích thứ hai ở Việt Nam, có doanh thu hơn $300 triệu một năm, với 53% khách hàng là nữ (Ảnh: VnEconomy)

Nhiều người trẻ ở Hà Nội và Sài Gòn sẵn sàng mua cà phê hoặc trà sữa giá từ 40,000 đồng ($1.7) – 70,000 đồng ($2.98), cao hơn tiền một bữa ăn.

Đó là kết quả khảo sát hơn 3,000 khách hàng ở Hà Nội và Sài Gòn của iPOS – nền tảng cung cấp giải pháp bán hàng, vận hành, nhân sự.

Có 58% số người được hỏi sẵn sàng chi 40,000 đồng mua đồ uống, với 44% chi tiêu từ 40,000 – 70,000 đồng, tương đương giá cà phê và trà sữa tại Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House… Còn 14% chi hơn 70,000 đồng, tương đương giá cà phê và trà sữa tại Starbucks, Runam Bistro…

Mức chi tiêu cho cà phê, trà sữa cao hơn số tiền mua bữa sáng, trưa và tối, vì trung bình người Việt bỏ 10,000-30,000 đồng ($0.43-$1.28) cho bữa sáng, và từ 31,000-50,000 đồng ($1.32-$2.13) cho bữa trưa và tối.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra có 26% số người thu nhập trên 20 triệu đồng/tháng ($852.4 trở lên) sẵn sàng chi hơn 70,000 đồng mua đồ uống; còn số người có thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng (dưới $213) chỉ chi từ 20,000-40,000 đồng ($0.85-$1.7).

Xét theo giới tính, 48% nữ giới và 35% nam giới sẵn sàng chi từ 41,000 -70,000 đồng ($1.75-$2.98) một lần mua cà phê hoặc trà sữa.

Theo số liệu Euromonitor, đến cuối năm 2022, Việt Nam có khoảng 338,600 cửa hàng F&B (dịch vụ nhà hàng và đồ uống), xu hướng tăng dần đều với tốc độ tăng trưởng hằng năm (CAGR) giai đoạn 2016-2022 khoảng 2%. Quy mô doanh thu ngành này của Việt Nam đạt gần 610,000 tỷ đồng ($25,998,200), tăng 39% so với năm 2021, tuy nhiên đang có dấu hiệu chựng lại vào quý IV/2022.

Chi tiêu mua đồ uống của người Việt theo mức thu nhập (Đồ họa của VnExpress)

Sau cà phê, trà sữa là món đồ uống được ưa chuộng thứ 2 tại Việt Nam (23%). Những người mua trà sữa chủ yếu là nữ giới (53%), người trẻ trong độ tuổi từ 15-22 chiếm 35%. Cuối năm 2022, Việt Nam có khoảng 1,500 quán trà sữa với gần 100 thương hiệu khác nhau.

Hồi Tháng Tám 2022, báo cáo do Momentum Works và Qlub đồng thực hiện về ngành công nghiệp trà sữa cho thấy Việt Nam đứng vị trí thứ ba khu vực với doanh thu $362 triệu mỗi năm (tương đương 8,500 tỷ đồng). Đứng thứ nhất là Indonesia với doanh thu năm lên đến $1,6 tỷ. Thứ hai là Thái Lan với doanh thu $749 triệu. Ngành trà sữa tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hằng năm khoảng 20% và đạt quy mô gần $300 triệu từ năm 2017.

Mặc dù ngành trà sữa ở Đông Nam Á từ lâu đã bị thống trị bởi các thương hiệu nội địa hoặc thương hiệu Đài Loan, nhưng điều này đang thay đổi khi một số thương hiệu Trung Quốc đại lục bắt đầu tràn vào. Vì thế, thị trường Việt Nam hiện có nhiều loại trà sữa sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, quá hạn, không bảo đảm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Đầu Tháng Tám 2022, Hà Nội phát hiện nhiều nguyên liệu pha chế trà sữa chứa chất bảo quản vượt ngưỡng giới hạn so với tiêu chuẩn cơ sở tự công bố, với tác dụng gây buồn nôn, viêm hệ tiêu hóa, nguy hiểm hơn nếu kết hợp với một số benzen có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ung thư, đó là cảnh báo của Phó GS-TS Trần Đáng, cựu Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế.

Trong mắt người Sài Gòn, nhiều sản phẩm đang bán tại Hà Nội hoặc xuất phát từ các cửa hàng Hà Nội đều là hàng sản xuất tại Trung Quốc đại lục, kể cả các loại ô mai, mứt trái cây… vốn từng được xem là “đặc sản Hà Nội”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: