Việt Nam: Số người trẻ bị đột quỵ gia tăng

Nhiều bệnh nhân đột quỵ sau tết đang cấp cứu tại bệnh viện đa khoa quốc tế SIS Cần Thơ – Ảnh Người Lao Động

Đàn ông Việt Nam bị đột quỵ nhiều hơn 1.5 lần so với nữ giới và đa số đến bệnh viện muộn.

Đó là thống kê từ ngành y tế Việt Nam cuối năm 2022. Ghi nhận của phóng viên Người Lao Động hôm 11 Tháng Hai 2023 ở các bệnh viện Sài Gòn và Cần Thơ cũng cho thấy số người trẻ bị đột quỵ đang gia tăng. 

Tiến sĩ bác sĩ Trần Chí Cường, Giám đốc bệnh viện SIS Cần Thơ thống kê: Trước Tết, trung bình mỗi ngày bệnh viện cấp cứu 30 ca đột quỵ, song trong và sau Tết, con số này lên đến 50 ca, tổng cộng một tuần nghỉ tết và sau tết có 160 ca đột quỵ, trong khi trước tết mỗi tuần chỉ có 110 bệnh nhân. Điều đáng buồn là số bệnh nhân đến bệnh viện muộn, đã qua “thời gian vàng” (6 giờ đầu) tăng gấp đôi so với ngày thường. Trong số các bệnh nhân đột quỵ, có 75% là nhồi máu não và 25% là xuất huyết não. 

Tại bệnh viện đa khoa Tâm Anh (Sài Gòn), tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Trưởng khoa Nội thần kinh bệnh viện đa khoa Tâm Anh, cho biết tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ tuổi (trên dưới 40) đang gia tăng, do hút thuốc lá, nhậu nhiều và thói quen ít vận động, nên mắc bệnh tăng huyết áp sớm. Hiện nay, bệnh nhân bị tăng huyết áp ngày càng trẻ và do chủ quan, người trẻ thường lơ là không uống thuốc thường xuyên. 

Hình ảnh xuất huyết não nặng ở bệnh nhân trẻ 24 tuổi – Ảnh bác sĩ cung cấp cho Thanh Niên

Người Lao Động cũng dẫn lời thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Bích Hường, khoa Bệnh lý Mạch máu não bệnh viện 115 (Sài Gòn): Thời gian gần đây, số bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ tăng nhanh trở thành vấn đề đáng lo ngại cho toàn xã hội, vì khác với người già, nguyên nhân gây đột quỵ ở người trẻ thường xuất phát từ một số vấn đề sức khỏe liên quan tới tim mạch hoặc cấu trúc mạch máu bất thường… nhưng họ lại mặc định rằng mình còn trẻ tuổi và không mắc bệnh lý gì nghiêm trọng. 

Bên lề hội nghị Khoa học kỹ thuật thường niên 2022 tổ chức cuối Tháng Mười Một 2022, trao đổi với Thanh Niên, bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Văn Tân, trưởng khoa Nội thần kinh bệnh viện Nhân Dân Gia Định cho biết, trung bình mỗi năm bệnh viện này tiếp nhận 2,000 ca đột quỵ mới, trong đó có sự gia tăng ở nhóm bệnh nhân dưới 50 tuổi, chiếm tỷ lệ từ 15 – 20%. Bác sĩ Tân nhận định: “Trước đây, yếu tố gây đột quỵ chủ yếu là tăng huyết áp, tiểu đường, thừa ký, tiền căn gia đình. Còn hiện nay xuất hiện các yếu tố mới gây đột quỵ là stress, rối loạn giấc ngủ, hội chứng ngưng thở lúc ngủ”.

Thông tin tại hội nghị đột quỵ quốc tế năm 2022 với chủ đề “Thách thức và cơ hội” diễn ra ngày 5 Tháng Mười Một 2022 ở Hà Nội cũng cho biết đột quỵ não là căn nguyên gây tử vong, tàn phế hàng đầu nhưng chỉ rất ít trường hợp đột quỵ ở Việt Nam đến bệnh viện trong 6 giờ đầu – thời gian vàng để cứu sống người bệnh. Một nghiên cứu của ngành y tế Việt Nam cho biết đa số người Việt bị đột quỵ từ 65 tuổi trở lên, nhưng độ tuổi dưới 45 chiếm 7.2%, có xu hướng tăng. Điều đáng lưu ý là tỷ lệ nam bị đột quỵ gấp 1.5 lần so với nữ, trong khi ở ngoại quốc, nữ bị đột quỵ nhiều hơn nam. Bên cạnh đó, số bệnh nhân bị đột quỵ được cấp cứu trong 6 giờ đầu (thời gian vàng) chỉ có 33%!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: