Vụ mua bán giấy nghỉ bệnh giả: Người mua có bị truy cứu tội hình sự không?

Lực lượng chức năng thu giữ, niêm phong hàng nghìn giấy chứng nhận nghỉ bệnh khống tại một phòng khám đa khoa tại TP Biên Hòa, Đồng Nai – Ảnh: Công an

Câu trả lời là CÓ, tùy theo mức độ phạm tội.

Như thế, người ta có thể hình dung khi vụ án này được mang ra xét xử, sẽ có hàng chục ngàn công nhân, nhân viên làm trong các khu công nghiệp thành phố Biên Hòa phải ra tòa, để trả lời việc họ đã mua những tờ giấy nghỉ bệnh khống như thế nào, lấy tiền của chủ doanh nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội ra sao.

Cứ hình dung hàng chục ngàn người công nhân nghèo phải đứng trước vành móng ngựa, ai mà không đau xót.

Thế nhưng, đời người “có vay, có trả”, họ làm sai họ phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Chỉ mong quan tòa sẽ “nhẹ tay” đối với những hoàn cảnh khó khăn của những công nhân này.

Người mua giấy khám chữa bệnh giả bị xử lý hình sự như thế nào?

Như đã đưa tin, ngày 31 Tháng Năm, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã bắt hai người khi họ đang thực hiện việc tàng trữ các giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy khám sức khỏe đã được làm khống nội dung chuẩn bị giao cho những người đặt mua.

Nhiều người băn khoăn rằng, người bán đã bị bắt, vậy người mua có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật mặc dù việc giao dịch chưa hoàn thành (chưa bị bắt quả tang trong quá trình giao nhận)?

Phân tích vụ việc trên, LS Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật Chính Pháp khẳng định: Các đối tượng đã vi phạm quy định về khám chữa bệnh, giả mạo trong công tác để trục lợi, tiếp tay giúp sức cho người khác trục lợi bảo hiểm y tế trái pháp luật.

Luật sư Cường cho biết, đối với người dân, các công nhân mua giấy tờ về khám chữa bệnh, giấy tờ về xác nhận sức khỏe để điền thông tin vào sử dụng thì đây cũng là hành vi làm giả tài liệu con dấu của cơ quan tổ chức. Nếu sau khi điền thông tin để sử dụng vào mục đích trục lợi bảo hiểm y tế thì hành vi này là hành vi sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức, người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý hình sự theo điều 341 bộ luật hình sự.

Theo điều 341, người làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Đây là một số tiền quá lớn đối với người công nhân hiện nay, khi mức lương của họ chỉ từ 4 triệu đến 7 triệu đồng một tháng.

Ngoài ra, người mua giấy tờ giả cũng có thể bị tù từ 02 năm đến 05 năm, nếu phạm tội từ hai lần trở lên, thu lợi bất chính từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng,…

Nặng hơn, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.

Chưa biết HĐXX sẽ căn cứ vào những điều khoản nào để kết tội những người công nhân này, và họ có thể áp dụng những điều khoản nào nhằm giảm nhẹ tội cho những người chỉ vì nghèo mà phạm tội.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: