“Tám Điệp Khúc” chia ly bi ai thời chiến

Ảnh minh họa: Unsplash/Andreas-weilguny

“Tám Điệp Khúc” là nhạc phẩm của nhạc sĩ Anh Việt Thu sáng tác theo thang âm ngũ cung buồn man mác, diễn tả câu chuyện chia tay rồi vĩnh biệt người yêu của một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và cũng là câu chuyện chung của những người Việt Nam trong thời chiến.  

Giai điệu bài hát giống như một làn điệu dân ca hát ru đậm chất Nam Kỳ đã lôi cuốn cảm xúc tôi ngay từ lần nghe đầu tiên. Bài hát không chỉ nêu ra nỗi đau chia ly mất mát của một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa mà còn là nỗi lòng chung của những người Việt Nam lưu lạc khắp bốn phương trời.

Bối cảnh của câu chuyện trong bài hát vào khoảng năm 1965 vì tờ nhạc xưa cho thấy giấy phép của tờ nhạc đề ngày 18 Tháng Chạp 1965. Vào thời ấy, ca sĩ Nhật Trường đã trình bày bài hát này với tiết tấu tương đối chậm rãi trong luồng hơi réo gọi:

Ảnh minh họa: Unsplash/Israel-palacio

1.Trời làm cho mưa baу giăng giăng

Mâу tím dệt thành sầu

Bàn taу năm ngón mưa sa

Dìu anh trong tiếng thở

Đưa tiễn anh đi vào đời

Mẹ Việt Nam ơi!

Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về

 

2.Trời làm cho mưa baу giăng giăng

Mâу tím dệt thành sầu

Bàn taу đón gió muôn phương

Bàn taу đan gối mộng

Đưa tiễn anh đi vào đời

Mẹ Việt Nam ơi!

Ai chia lу tan tác cả ngàn đời

 

3.Tiếng hát hát trên môi

Giấc ngủ ngủ trong nôi

Một đàn, đàn chim nhỏ

Baу khắp trời Việt Nam mến уêu

Ôi tiếng chim muông gọi đàn

Mẹ Việt Nam ơi!

Ϲon xin dâng hiến trọn cả đời

 

4.Trời làm cho mưa baу giăng giăng

Mâу tím dệt thành sầu

Nằm nghe tiếng hát đu đưa

Dìu anh trong giấc ngủ

Ôi tiếng ru ru ngọt ngào

Mẹ Việt Nam ơi!

Ai chia lу tan tác cả ngàn đời

Ảnh minh họa: Unsplash/Holly-mindrup

 

5.Trời làm cho mưa baу giăng giăng

Mâу tím dệt thành sầu

Từng đêm ấp ủ trong tim

Từng đêm khe khẽ gọi

Anh nhớ thương em từng giờ

Mẹ Việt Nam ơi!

Ai chia lу tan tác cả ngàn đời

 

6.Tiếng hát hát trên môi

Giấc ngủ ngủ trong nôi

Một đàn, đàn chim nhỏ

Baу khắp trời Việt Nam mến уêu

Ôi tiếng chim muông gọi đàn

Mẹ Việt Nam ơi!

Ϲon xin dâng hiến trọn cả đời

 

7.Trời làm cho mưa baу giăng giăng

Mâу tím dệt thành sầu

Trùng dương sóng nước bao la

Trùng dương vang tiếng gọi

Ôi sóng thiêng em về trời

Mẹ Việt Nam ơi!

Ϲon xin ghi xin khắc nguуện lời thề

 

8.Trời làm cho mưa baу giăng giăng

Mâу tím dệt thành sầu

Rừng thiêng lá đổ âm u

Rừng thiêng vang tiếng gọi

Ôi núi thiêng em về nguồn

Mẹ Việt Nam ơi!

Ϲon xin ghi xin khắc nguуện lời thề.

Ảnh minh họa: Unsplash/Andreas-weilguny

Chính thang âm ngũ cung độc đáo trong âm nhạc dân tộc Việt Nam đã tạo ra bầu không khí âm u và nỗi lòng nặng trĩu của quân nhân trong bài hát. Thang âm ngũ cung của âm nhạc dân tộc Việt Nam được trình bày qua năm âm đặc trưng: Hò, xự, xang, xê, cống, lần lượt tương ứng với sol, la, đô, rê, mi.

Nét tinh tế của bài hát là Anh Việt Thu soạn tiết tấu chậm rãi, cốt để nêu bật sự trầm tĩnh của quân nhân. Tuy nhiên, luồng hơi réo gọi để hát lên lời nhạc lại bày tỏ nỗi đau trước sự chia ly mất mát.

Phải chăng Anh Việt Thu muốn cho khán thính giả biết rằng quân nhân Việt Nam Cộng Hòa luôn giữ được sự bình tĩnh trong cuộc ly tan cách biệt? Nỗi đau âm ỉ trong lòng của quân nhân phải chịu đựng hơn gấp bội so với những ai bộc lộ ra ngoài bằng cách gào thét thống thiết.

Câu chuyện của quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và những người Việt Nam được Anh Việt Thu thuật lại qua tám phân đoạn trong bài hát. Có lẽ vì vậy mà Anh Việt Thu đã đặt tên cho bài hát là “Tám Điệp Khúc”, và cũng là tám điệp khúc chia ly bi ai.

Trong đó sáu phân đoạn đều lặp lại hai câu đầu là “Trời làm cho mưa bay giăng giăng. Mây tím dệt thành sầu” như buông nỗi sầu xuyên suốt bài hát. Và đó cũng chính là bối cảnh cho sự ly tan đôi lứa khi người con trai lên đường đi chiến đấu, còn người con gái phải xa rời làng quê để hòng tránh bom đạn thời chiến tranh.

Ảnh minh họa: Unsplash/Andreas-weilguny

Nguyên nhân khiến cho “trời làm cho mưa giăng giăng” chính là vì “quân cách mạng”, như trong bài thơ Quê Hương của tác giả Giang Nam (cộng sản):

Cách mạng bùng lên

Rồi kháng chiến trường kỳ                                     

Sau Hiệp định Paris năm 1954, dân chúng cứ ngỡ rằng “nước sông không đụng nước giếng” nhưng có ai ngờ đâu “quân cách mạng” không dừng lại ở vĩ tuyến 17 theo qui định của Hiệp định mà ngấm ngầm tràn qua ranh giới này để tiếp tục giành chính quyền của Việt Nam Cộng Hòa.

Hành động vi phạm Hiệp định Paris của “quân cách mạng” đã gây ra cảnh chim xa bầy qua câu ca “Một đàn, đàn chim nhỏ. Baу khắp trời Việt Nam mến уêu”. Trong hai câu ca này, Anh Việt Thu đã sử dụng hình ảnh đàn chim, một ẩn dụ ám chỉ những người Việt Nam phải rời xa quê hương, phiêu bạt khắp nơi để tìm đến nơi chốn an bình tự do.

Ở phân đoạn #1 và #2, nhạc sĩ Anh Việt Thu vẽ lên cảnh giã từ mà bất cứ trong cuộc chiến tranh nào cũng va chạm phải đó là khi người con gái – người yêu, tiễn chàng trai lên đường đi chiến đấu.

Bàn tay nàng mất dần đi hơi ấm mà thay vào đó mà làn hơi lạnh lẽo vì sợ hãi trước cuộc chiến tranh. Bàn tay lạnh của nàng tiễn chàng lên đàng mà không biết rồi chàng có thể trở về hay không. Nỗi sợ trước cuộc chiến tranh, tưởng đã dừng lại hồi năm 1954, đã khiến cho cả nàng lẫn chàng lặng im đến đỗi nghe được từng hơi thở.

Ảnh minh họa: Unsplash/Joel-rivera-camacho

Phân đoạn #4 tiếp theo câu chuyện cho biết rằng qua bao ngày chờ đợi để mong có được ngày đoàn viên với chàng nhưng điều mà nàng sợ hãi nhất thì cuối cùng cũng đến vì chàng ra đi mãi mãi không về “Ai chia lу tan tác cả ngàn đời”. Khi tình yêu đôi lứa tan tác cả ngàn đời thì cũng là lúc ngàn thu vĩnh biệt nhau, do âm dương cách trở.

Cao trào bi ai về câu chuyện tình thời chiến được Anh Việt Thu tiếp tục trong phân đoạn #7 và #8. Đó là khi nàng hay tin chàng chết trận. Đời còn gì đáng sống khi nàng đã mất chàng nên nàng mượn dòng nước quyên sinh hòng có thể gặp lại chàng nơi âm cảnh.

Nước đưa tiễn hồn nàng đi “Trùng dương sóng nước bao la. Trùng dương vang tiếng gọi. Ôi sóng thiêng em về trời”. Non mãi mãi là mẹ Việt Nam ấp ủ linh hồn nàng “Rừng thiêng lá đổ âm u. Rừng thiêng vang tiếng gọi. Ôi núi thiêng em về nguồn”.

Mẹ Việt Nam đã được những đứa con dâng hiến trọn đời để bảo vệ thì mẹ sẵn sàng dang đôi tay ôm nhận tất cả linh hồn của những đứa con Việt Nam đã chết trong cuộc chiến, che chở cho những đứa con lưu lạc khắp muôn phương và cất lên lời ru ngàn đời trong phân đoạn #3 và #6 với giai điệu không khác gì bài ru con Nam Bộ. Hai phân đoạn này được lặp lại y chang về nhạc và lời, và cũng chính là điệp khúc thực sự của bài hát:

Tiếng hát hát trên môi

Giấc ngủ ngủ trong nôi

Một đàn, đàn chim nhỏ

Baу khắp trời Việt Nam mến уêu

Ôi tiếng chim muông gọi đàn

Mẹ Việt Nam ơi!

Ϲon xin dâng hiến trọn cả đời

Rốt cuộc, cuộc chiến phá bỏ lằn ranh ở vĩ tuyến 17 đã để lại cơn đau quặn lòng cho Mẹ Việt Nam vì đã mãi mãi mất đi những người con Việt Nam, và in lại những vết sẹo hằn sâu trên lưng cho cả dân tộc Việt Nam. Chiến tranh là như vậy đó, mà con người cứ ngỡ rằng khi thắng một cuộc chiến thì phe thắng cuộc sẽ được sống đời đời kiếp kiếp!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: