Ăn để thay đổi suy nghĩ

(minh họa: Alex Haney/Unsplash)

Thực phẩm không chỉ là nhiên liệu cần thiết cho cơ thể con người, mà còn mang ý nghĩa văn hóa. Ăn uống giúp con người thay đổi suy nghĩ.

Chúng ta quây quần bên bạn bè và gia đình quanh bàn ăn tối, và thức ăn đóng một vai trò quan trọng trong các ngày lễ, ngày kỷ niệm và lễ hội văn hóa.

Tuy nhiên, thái độ của nhiều người đối với thực phẩm có khả năng được định hình bởi những trải nghiệm tiêu cực, chẳng hạn như lớn lên trong những gia đình khan hiếm thực phẩm, được coi là phần thưởng hoặc hình phạt, hoặc thường xuyên bị phán xét.

Những thử thách này cũng khiến chúng ta khó cung cấp đủ năng lượng cho bản thân, không bị căng thẳng và có được những niềm vui lành mạnh. Thay đổi suy nghĩ của bạn về thực phẩm để giúp bản thân cải thiện thói quen theo hướng tích cực.

Dưới đây là một số lời khuyên:

Ăn uống chánh niệm: Ăn chậm lại và chú ý đến màu sắc, kết cấu, hương vị và mùi của từng món ăn cũng như cảm giác thể chất của bạn khi ăn. Thu hút tất cả các giác quan của bạn khi bạn thưởng thức những bữa ăn của mình.

Thử những món ăn mới: Nhiều người chỉ thích ăn những món quen thuộc, còn đụng tới món mới thì lắc đầu nguầy nguậy, giống như những đứa trẻ nhăn mũi và thốt lên “kinh dị” khi nhìn thấy món ăn mà chúng chưa từng thấy. Hãy mạnh dạn nếm những món ăn mới và bạn sẽ bất ngờ bởi những món ăn ngon mà mình sẽ chẳng bao giờ biết, nếu không thử.

Không ngừng học hỏi: Mở rộng kiến thức của bạn về thực phẩm bằng cách đọc sách, tạp chí về dinh dưỡng, tham gia lớp học nấu ăn hoặc gặp gỡ chuyên gia dinh dưỡng.

Việc này sẽ giúp bạn kiểm soát cách nạp năng lượng cho bản thân và khám phá sự tự tin mới trong nhà bếp.

Mở rộng kiến thức của bạn về thực phẩm bằng cách đọc sách, tạp chí về dinh dưỡng, tham gia lớp học nấu ăn hoặc gặp gỡ chuyên gia dinh dưỡng. (minh họa: Becca Tapert/Unsplash)

Điều chỉnh lại cách bạn suy nghĩ: Thay vì nghĩ thức ăn là “ngon” hay “dở”, hãy thử điều chỉnh lại suy nghĩ của mình để tập trung vào chất dinh dưỡng và năng lượng mà những món ăn cung cấp cho cơ thể bạn. Sự thay đổi trong suy nghĩ này sẽ giúp giảm cảm giác “có lỗi” liên quan đến việc bạn sử dụng một số loại thực phẩm và cho phép bản thân có một mối quan hệ cân bằng và lành mạnh hơn với thực phẩm.

Biết ơn: Dành một chút thời gian trước bữa ăn để suy ngẫm về thức ăn trước mặt bạn và những người đã săn bắt, hái lượm và chế biến ra những món ăn đó. Công nhận những nỗ lực và nguồn lực để sản xuất và thu được thực phẩm sẽ giúp nuôi dưỡng lòng biết ơn và đánh giá cao thực phẩm mà bạn tiêu thụ.

Ý định ăn uống: Trước khi ăn, hãy đặt ra ý định cho bữa ăn của bạn. Điều này đơn giản như việc nói rằng “mình sẽ ăn chậm và cẩn thận” hoặc “mình sẽ lắng nghe dấu hiệu đói và no của cơ thể mình”. Ý định rõ ràng sẽ giúp bạn định hướng hành động và lựa chọn của mình trong những bữa ăn.

(theo  Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: