Thời nay làm việc kém chăm chỉ hơn thời xưa?

(ảnh: Jordan Whitfield/Unsplash)

Những câu nói như “ông bà của bạn làm việc từ sáng đến tối, sáu hoặc bảy ngày một tuần,“ “trở lại những năm 1900, ai cũng khao khát được làm việc 40 giờ một tuần.”

Các bài báo, sách và video có những câu nói này thường cố gắng đưa ra quan điểm như sau: thời xưa làm việc chăm chỉ hơn thời nay; ông bà của bạn đã phải vượt qua nhiều khó khăn hơn bạn. Điều này khá đúng.

Cuộc sống từng khó khăn hơn bây giờ rất nhiều. Tuổi thọ trung bình chỉ trên 60 trong suốt những năm 1800 và hầu hết dân số từng làm công việc nông nghiệp đòi hỏi sức lực chứ không phải công việc văn phòng nơi có máy lạnh, ghế êm.

Nhiều người cũng đã từng nghèo hơn bây giờ rất nhiều. “Thu nhập hộ gia đình trung bình” đã từng không phải là một vấn đề. Người thời đó từng phải ăn những gì mà họ lấy được từ lòng đất, hoặc trong một khoảng thời gian khác, họ đã làm việc theo ca 12 giờ một ngày trong một nhà máy.

Những sự thật này không quan trọng. Chúng ta không nên yêu cầu mọi người làm việc chăm chỉ hơn hoặc lâu hơn chỉ vì đó là những gì những người thời xưa đã từng làm.

Trên thực tế, nếu bạn hỏi cha mẹ hoặc ông bà mình tại sao họ lại làm việc chăm chỉ như vậy, bạn có thể nhận được câu trả lời đại loại như thế này: “để mang lại một tương lai tốt đẹp hơn cho các con/cháu” hoặc “để bảo đảm rằng các con/cháu không phải trải qua những gì mà cha mẹ/ông bà đã từng”.

Phần lớn lý do mà cha mẹ, ông bà và tổ tiên của chúng ta làm việc là để cải thiện sự tồn tại của các thế hệ tiếp theo – thế hệ của chúng ta. Để cải thiện chất lượng cuộc sống của thế hệ tương lai, và để giảm khả năng mà con cháu họ phải làm những công việc nặng nhọc, tương tự như họ đã từng phải làm.

Việc nhìn lại các thế hệ trước như những tấm gương mà chúng ta nên noi theo đã làm mất đi phần lớn giá trị và nỗ lực của họ. Tuy nhiên, việc làm việc chăm chỉ không mang lại ý nghĩa chính cho cuộc sống.

Đây là một điều khác – làm việc chăm chỉ thực sự không có lợi trong việc mang lại ý nghĩa cho cuộc sống. Chắc chắn không có gì sai khi làm việc chăm chỉ, nhưng bản thân điều duy nhất mà nó mang lại là cảm giác hoàn thành nông cạn và thoáng qua. Cảm giác rằng mình đã làm điều gì đó mà mình không muốn làm và điều đó khiến nhiều người tưởng mình trở thành một người tốt.

Thành quả của sự chăm chỉ có thể giúp cuộc sống của bạn tốt hơn một chút, một sự nghiệp xuất sắc, an toàn về tài chính, giáo dục cho con cái của bạn, các kỳ nghỉ và sự thoải mái và nghỉ hưu sớm. Nhưng ở đây, nó luôn luôn là một phương tiện để đạt được mục đích, chứ không phải là một mục đích thực sự.

(ảnh: Alex Lvrs/Unsplash)

Một lần nữa, làm việc chăm chỉ không mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn, và nó không khiến bạn trở thành một người tốt hơn với nhiều phẩm chất đạo đức hơn so với một người làm việc ít hơn. Bạn có nên cảm thấy tốt về bản thân vì mình đã đào mương cả ngày chỉ vì việc này cực nhọc không?

Bằng mọi cách, hãy cảm thấy tự hào về giá trị mà bạn đã tạo ra, những khó khăn bạn đã vượt qua và những thành tựu bạn đã đạt được. Tuy nhiên, đừng quá ca ngợi ý tưởng làm việc chăm chỉ vì lợi ích riêng của nó.

Làm việc cật lực từng là điều cần thiết để tồn tại. Bây giờ thì không. Đó là điều tốt – hàng tỷ người đang trở nên giàu có hơn, khỏe mạnh hơn và được giáo dục tốt hơn, và cuối cùng cũng có tiếng nói về cách mà họ sống.

Vì vậy, nếu họ chọn không làm việc chăm chỉ như những ông bà ngày xưa, hãy tôn trọng quyết định đó, bởi vì chính những người ngày xưa đã làm việc chăm chỉ để dẫn đến thành quả là cách con cháu họ làm ngày nay.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: