Để không phải hối tiếc

Bí mật về lý thuyết “câu hỏi vàng” dành cho đời mình.

Bạn đã bao giờ đứng trước ngưỡng cửa phải quyết định điều gì đó thật quan trọng, nhưng mọi thứ trở nên rối rắm bởi lý trí và cảm xúc giành nhau cho quyết định đó? Những lúc như vậy hay đòi hỏi một sự quyết định thông minh của bạn. Đó cũng là bí mật của Golden Question, lý thuyết về câu hỏi vàng, quản lý tất cả những gì diễn ra bên trong bạn.

Sử dụng ‘Câu hỏi vàng’ để quản lý cảm xúc của bạn, và đưa ra quyết định tốt hơn và sống cuộc sống ít hối tiếc hơn. Hãy bắt đầu bằng một ví dụ cụ thể: Chẳng hạn, bạn đang nghĩ về chuyện muốn bỏ việc?

Sau nhiều tháng lên kế hoạch cẩn thận, bạn đã tìm ra cách biến công việc làm công đầu tắt mặt tối, hối hả của mình thành một công việc kinh doanh riêng chính thức – và bạn đã có đủ can đảm để làm điều đó. Vì vậy, bạn đã nộp đơn từ chức. Nhưng ngay lập tức, sếp của bạn cố gắng thuyết phục bạn ở lại, hứa hẹn sẽ tăng lương rất cao.

Thật là hấp dẫn.

Vậy là bạn bắt đầu có những suy nghĩ thứ hai.

Bạn đã bao giờ rơi vào những tình huống tương tự vậy chưa? Bạn nên làm gì?

Cách đây vài năm, tôi đã học được một phương pháp giúp tôi kiểm soát cảm xúc của mình trong những tình huống khó khăn như thế này, để tôi đưa ra quyết định tốt hơn. Những tình huống như vậy đòi hỏi bản thân phải tự hỏi: mình thật sự muốn gì, “câu hỏi vàng” được treo lên trước mặt bạn.

Lý thuyết Câu hỏi vàng

Câu hỏi vàng thực sự là năm câu hỏi trong một, và bao gồm như sau:

Khi bạn cần đưa ra quyết định trong hoàn cảnh cảm xúc, hãy tự hỏi bản thân:

Tôi sẽ cảm thấy thế nào về điều này trong:

Một ngày?

Một tuần?

Một tháng?

Một năm?

Năm năm?

Lý do tại sao câu hỏi này hữu ích là bởi nó liên quan nhiều đến cách bộ não của chúng ta xử lý cảm xúc chiếm hữu, trả lại mọi thứ về lý trí.

Hailey Moeller/Unsplash

Khi con người cần đến sự tư duy ở khả năng điều hành cấp cao hơn (chẳng hạn khả năng lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện khả năng tự kiểm soát), chúng ta thường nhận được sự vận động ở phần lớn nhất của não. Ngược với chuyện khi chúng ta cảm thấy một loại mối đe dọa liên quan đến cảm tính, một phần khác của não được gọi là amygdala (tạm dịch hạch hạnh nhân) bị tạm chiếm quyền điều khiển tư duy của não, thường dẫn đến phản ứng xung đột, bỏ chạy hoặc gây cứng đờ mọi cảm giác.

Việc não trạng của bạn bị rơi vào giai đoạn cảm tính chiếm hữu, đôi khi hữu ích trong một số tình huống nhất định. Nhưng cũng có lúc có thể khiến chúng ta phải nói hoặc những điều chúng ta hối tiếc, và khó quay lại. Đó là chỗ mà bạn cần chựng lại, đặt câu hỏi vàng trước mặt mình.

Bằng cách buộc bản thân phải xem quyết định này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn như thế nào, bạn sẽ quay trở lại kích hoạt amygdala, và thu hẹp lại sự tác động thần kinh từ thùy trán. Nói cách khác, bạn chiếm lại được bộ chỉ huy, sau khi bị choáng váng trước tình huống.

Ví dụ, hãy quay lại kịch bản lúc đầu.

Trước khi đồng ý với lời đề nghị của sếp, bạn hãy tự hỏi mình:

Tôi sẽ cảm thấy thế nào về điều này trong

… một ngày nữa?

Khá tốt. Thật vui khi biết công việc của tôi được đánh giá cao ở đây.

… một tuần?

Không tệ. Đã đến lúc lập kế hoạch chi tiêu như thế nào để tăng lương.

… một tháng?

Hừ! Số tiền tăng thêm là tốt, nhưng tôi thậm chí không chắc liệu nó có xứng đáng hay không.

… một năm?

Ặc. Thật ra tôi ghét công việc này mà.

… năm năm?

Tôi không thể tin rằng tôi chưa bao giờ bắt đầu công việc kinh doanh riêng của mình. Tôi sẽ ở đâu bây giờ nếu tôi làm vậy?

Tất nhiên, lợi ích của câu hỏi vàng không chỉ giới hạn trong cuộc sống nghề nghiệp của bạn. Ví dụ, giả sử bạn đang ở trong một mối quan hệ tuyệt vời khiến bạn hạnh phúc. Bạn và người quan trọng của đời bạn có những khoảnh khắc tuyệt đẹp, giống như tất cả mọi người. Nhưng không, trong sâu thẳm vẫn có những điều chưa nói, hoặc khó nói.

Nhưng rồi cũng đến một ngày tồi tệ – đối với cả hai người. Người ấy của bạn đưa ra nhận xét chặt chẽ, và nghe cũng đáng để đáp trả lắm. Bạn bị cám dỗ để đáp lại điều gì đó, dù bạn biết sẽ làm tổn thương họ.

Trước khi làm, bạn hãy tự hỏi mình:

Tôi sẽ cảm thấy thế nào về điều này trong

… một ngày nữa?

Không tốt, nhưng người ấy xứng đáng được như vậy.

… một tuần?

Ồ. Đây là cuộc chiến dài nhất mà chúng tôi từng có.

… một tháng?

Có lẽ tôi không nên nói những gì tôi đã nói.

… một năm?

Tôi không thể tin rằng chúng tôi đang chia tay.

… năm năm?

Tôi ước tôi có thể có ngày đó trở lại.

Tất nhiên, tất cả chúng ta, ai cũng đều đã mắc sai lầm. Và bạn không nên chăm chú vào quá khứ, mượn quá khứ để làm lý do của phán xét. Vào những tình huống cần phải cân nhắc như vậy, lý thuyết câu hỏi vàng trở nên đặc biệt: Nó cho bạn cái nhìn về tương lai, để bạn có cơ hội “thứ hai” ở hiện tại.

Vì vậy, lần tới khi bạn phải đối mặt với một quyết định cảm tính, hãy sử dụng câu hỏi vàng để:

Quản lý cảm xúc của bạn.

Đưa ra quyết định tốt hơn.

Và sống với ít hối tiếc hơn.

(Theo EQ Applied)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: