HKMH Queen Elizabeth ghé Singapore, Anh “xoay trục” sang châu Á

HKMH HMS Prince of Wales và HKMH HMS Queen Elizabeth, đều của Vương quốc Anh, gặp nhau trên biển lần đầu tiên hôm 19 Tháng Năm 2021. Ảnh Wikipedia.

Hàng không mẫu hạm mới của Vương quốc Anh, HMS Queen Elizabeth đã ghé thăm Singapore và tập trận với hải quân nước chủ nhà trong một động tác thể hiện chiến lược “xoay trục” của Anh sang châu Á giữa lúc Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng quân sự gây bất ổn cho toàn khu vực.

HKMH HMS Queen Elizabeth dẫn đầu một nhóm chiến hạm tấn công của Anh tham gia tập trận với hải quân Singapore vào cuối tuần, bao gồm diễn tập hải quân và huấn luyện chiến đấu mô phỏng với máy bay chiến đấu tàng hình F-35B và máy bay phản lực F-16.

Anh có kế hoạch bố trí thường trực hai chiến hạm ở vùng biển châu Á, nơi các đồng minh Hoa Kỳ và phương Tây đang cố gắng kiềm chế hoạt động quân sự hóa và xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông – một tuyến hải lộ quan trọng cho sự vận chuyển hàng nghìn tỷ đôla thương mại toàn cầu.

Chỉ huy nhóm tấn công HMS Queen Elizabeth, Thiếu tướng Hải quân Steve Moorhouse, nói với Reuters rằng Hải quân Anh đánh giá cao tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và Anh có ý định hiện diện ngày càng tăng, lâu dài tại khu vực này. Ý định đó thể hiện ở việc chuyến ra khơi hoạt động đầu tiên của HKMH Queen Elizabeth là đến Đông Á và Đông Nam Á để giao lưu và tập trận với các nước trong khu vực.

Singapore – một thuộc địa cũ của Anh – là một trong hơn 40 quốc gia mà nhóm tàu tấn công HMS Queen Elizabeth sẽ tương tác qua các chuyến thăm hoặc tập trận trong quá trình triển khai toàn cầu, 

Anh, giống như Trung Quốc, hiện có hai hàng không mẫu hạm, so với Hoa Kỳ là 11. HKMH HMS Queen Elizabeth có độ cản nước 65,000 tấn, trị giá $4 tỷ là tàu chiến lớn nhất do quân đội Anh chế tạo và có chiều dài tương đương với ba sân bóng là 274 mét (900 feet).

HKMH Queen Elizabeth đã đến Nhật Bản vào tháng trước, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc hiện diện quân sự thường trực của Anh, trùng với thời điểm Hoa Kỳ, Anh và Úc đồng ý một hiệp ước phòng thủ khu vực ba bên, gọi tắt là AUKUS.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã gây tranh cãi khi triển khai các tàu tuần duyên trên khắp Biển Đông và xây dựng các đảo nhân tạo với các căn cứ quân sự có hệ thống hỏa tiễn, nhằm khẳng định các tuyên bố lãnh thổ rộng lớn mà phán quyết của trọng tài quốc tế đã tuyên bố là phi pháp.

Trung Quốc vào đầu tháng này đã thực hiện cuộc xâm nhập lớn nhất từ ​​trước đến nay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan với hàng trăm chuyến xuất kích của các loại chiến đấu cơ đời mới. Báo chí Trung Quốc mấy hôm nay cho biết quân đội nước này đã tập luyện đổ bộ đánh chiếm đảo tại vùng bãi biển phía nam tỉnh Phúc Kiến, gần sát đảo Kim Môn của Đài Loan.

Đọc thêm:

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: