Nếu có địa ngục trần gian, đó chính là Severodonetsk!

Rất nhiều người Ukraine sơ tán khỏi Lysychansk, bên kia sông từ thành phố Severodonetsk, khi nơi này rơi vào tay quân đội Nga. Các lực lượng xâm lược của Nga đang tập trung đánh chiếm vùng công nghiệp Donbas của Ukraine. (ảnh: Scott Peterson / Getty Images)

Những người lính Ukraine trở về từ khu vực Donbas mô tả họ như sống trong những ngày tận thế. Nơi ấy, Nga vẫn đang tiến hành các cuộc tấn công ác liệt.

Tim còn đập là còn chiến đấu

Các binh sĩ Ukraine đi dọc tuyến đường mà nhiều người Ukraine đã sơ tán khỏi thành phố Lysychansk sầm uất – nằm bên kia sông từ thành phố Severodonetsk. (ảnh: Getty Images)

Oleksiy, một người lính Ukraine bắt đầu chiến đấu chống lực lượng ly khai từ năm 2016, vừa trở về từ tiền tuyến với đôi chân khập khiễng. Anh bị thương khi giao tranh ở Zolote, một thị trấn mà Nga đã kiểm soát. “Trên tivi chiếu đầy những ‘bức tranh đẹp’ ở tiền tuyến, về tình đoàn kết hay quân đội, nhưng thực tế khác xa,” anh nói. Oleksiy cho rằng cục diện cuộc chiến chỉ có thể thay đổi nếu Ukraine được phương Tây cung cấp thêm vũ khí đạn dược.

Tiểu đoàn của Oleksiy bắt đầu cạn kiệt đạn dược chỉ sau vài tuần chiến đấu. Oleksiy kể có thời điểm, lực lượng Nga pháo kích dữ dội tới mức những người lính không thể đứng lên trong chiến hào. Khuôn mặt của mọi người đều thể hiện nỗi mệt mỏi, kiệt sức.

Thông tin từ một trợ lý cấp cao của Tổng thống Ukraine cho biết, tháng trước nước này ghi nhận từ 100-200 binh sĩ thiệt mạng mỗi ngày, nhưng tổng số lính tử trận lại không cung cấp. Còn theo Oleksiy, chỉ trong ba ngày đầu tiên chiến đấu, đơn vị của anh đã mất 150 người. Nhiều người chết vì mất máu.

Do pháo kích không ngừng, thương binh thường chỉ được sơ tán vào ban đêm và đôi khi phải đợi tới hai ngày. Ở tuyến sau, các chỉ huy đánh giá tình trạng thương tích và yêu cầu họ trở lại tiền tuyến nếu vết thương không quá nặng. “Dù tinh thần bạn có suy sụp đến đâu đi chăng nữa, nếu tim bạn còn đập, chân tay còn đầy đủ, bạn vẫn phải quay lại chiến đấu,” Oleksiy kể.

Mariia, một chỉ huy trung đội 41 tuổi từng là luật sư trước khi gia nhập quân đội Ukraine năm 2018, giải thích rằng mức độ nguy hiểm và khó chịu có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào vị trí chiến đấu của đơn vị và khả năng tiếp cận các tuyến tiếp tế. Chồng của Mariia đang chiến đấu ở một điểm nóng khác. Ai cũng lo lắng, nhưng những người lính trong đơn vị của cô đều duy trì tinh thần chiến đấu cao.

Hoa hồng cho một tử sĩ vừa nằm xuống. (minh họa: Getty Images)

Thành phố là ‘sa mạc bị thiêu rụi’

Trong các cuộc phỏng vấn với Associated Press, có những người trở về mang “tinh thần thép” với quyết tâm tiếp tục chiến đấu. Họ cam kết, ngay cả khi quân đội Nga kiểm soát nhiều hơn khu vực mà họ đang cố giữ. Nhưng không ít người phàn nàn về sự hỗn loạn trong tổ chức, tình trạng đào ngũ và các vấn đề sức khỏe tâm thần. Dễ hiểu, nếu bạn phải sống 24/24 dưới tầm pháo kích liên tục, liệu bạn có bình yên?

Trung úy Volodymyr Nazarenko, 30 tuổi, chỉ huy thứ hai Tiểu đoàn Svoboda của Vệ binh Quốc gia Ukraine, cùng với các binh sĩ rút lui khỏi Sievierodonetsk theo lệnh của các chỉ huy. “Trong trận chiến kéo dài một tháng, xe tăng Nga tiêu diệt mọi vị trí phòng và biến một thành phố an bình trước chiến tranh với dân số 101,000 người, giờ là ‘sa mạc bị thiêu rụi’”. Nazarenko nói. “Họ pháo kích ngay vô ngay vị trí chúng tôi, hầu như mỗi ngày. Sự thật là họ nhắm vào những tòa nhà của cư dân. Thành phố dần dần bị san phẳng.”

Những cánh rừng và thành thị bị thiêu rụi hoàn toàn. Dưới hỏa lực pháo binh Nga tại chiến trường miền Đông, những người lính Ukraine chỉ có một lựa chọn duy nhất, là nằm im dưới chiến hào, chờ đợi và cầu nguyện.

Vào thời điểm đó, Severodonetsk là một trong hai thành phố lớn mà Ukraine kiểm soát ở tỉnh Lugansk, nơi lực lượng ly khai thân Nga tuyên bố thành lập nước cộng hòa tự xưng từ tám năm trước. Cho đến khi lệnh rút quân được đưa ra vào ngày 24 Tháng Sáu, lực lượng Ukraine bị bao vây từ ba phía và cố thủ trong một nhà máy hóa chất, nơi có nhiều cư dân đang trú ẩn.

Một ngôi nhà bị phá hủy bởi cuộc pháo kích tấn công vào khu phố ở Dobropillya, Ukraine, hôm Thứ Ba ngày 14 Tháng Sáu, năm 2022. (ảnh: Marcus Yam / Getty Images)

“Nếu thực sự có địa ngục trần gian, đó chính là ở Severodonetsk. Ý chí nội tại đã giúp chúng tôi giữ thành phố đến phút cuối cùng”, Artem Ruban, một binh sĩ trong tiểu đoàn của Nazarenko nói. Khó có thể bám trụ ở một nơi kinh hoàng như thế. Nhưng những người lính chỉ biết chiến đấu, bất kể chuyện gì xảy ra.” Ruban bám trụ ở Bakhmut, cách Severodonetsk khoảng 64 km.

Một cựu giáo viên 28 tuổi ở Sloviansk, người chưa từng tưởng tượng sẽ có ngày phải cầm súng chiến đấu, mô tả chiến trường ở Ukraine là một cuộc sống hoàn toàn khác, với rất nhiều thăng trầm của cảm xúc. Tình bạn giữa các đồng đội tiếp thêm tinh thần cho họ. Nhưng người lính này vẫn thấy có những người không thể chịu nổi sự mệt mỏi tột độ cả về thể chất và tinh thần, thậm chí xuất hiện các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Rất nhiều người Ukraine sơ tán khỏi Lysychansk, bên kia sông từ thành phố Severodonetsk, khi nơi này rơi vào tay quân đội Nga. Các lực lượng xâm lược của Nga đang tập trung đánh chiếm vùng công nghiệp Donbas của Ukraine. (ảnh: Scott Peterson / Getty Images)

Phòng thủ được là ‘chiến thắng lớn’

Với Nazarenko, người từng chiến đấu ở Kyiv và nhiều nơi khác ở miền Đông Ukraine, cho rằng nỗ lực phòng thủ của lực lượng Ukraine ở Severodonetsk là “một chiến thắng”, bất chấp kết quả ra sao. Lực lượng Ukraine đang tìm cách làm chậm bước tiến của Nga, hạn chế thương vong để không bị suy giảm nguồn lực. Và họ tin rằng, Ukraine sẽ tái kiểm soát tất cả các khu vực bị chiếm đóng và đẩy lùi lực lượng Nga.

Nhưng không phải ai cũng có tinh thần lạc quan như Trung úy Nazarenko và những người lính mà anh chỉ huy. Hầu hết những người đang cầm súng bảo vệ Ukraine không có kinh nghiệm chiến đấu, tỏ ra hết sức bi quan hơn. “Thật khó để sống trong tình trạng căng thẳng liên tục, thiếu ngủ và thiếu ăn, tận mắt chứng kiến những nỗi đau kinh hoàng,” cựu giáo viên ở Sloviansk nói.

Tetiana Khimion, cựu biên đạo múa, 43 tuổi, người thành lập trung tâm điều phối quân sự ở Sloviansk, khi cuộc chiến nổ ra, nói nơi đây tiếp đón nhiều binh sĩ, từ những người được đào tạo chuyên nghiệp, cựu chiến binh cho đến dân thường mới nhập ngũ. “Có thể mô tả thế này: Lần đầu tới đây, anh ấy mỉm cười rạng rỡ và có vẻ hơi ngại ngùng một chút. Nhưng lần sau tới đây, trong đôi mắt của anh chỉ còn sự trống rỗng. Anh ấy đã trải qua điều gì đó kinh khủng và đã khác đi rất nhiều,” Khimion nói về giáo viên 28 tuổi.

Cây cầu từ Lysychansk đến Severodonetsk gần như bị phá hủy. Sau gần năm tháng giao tranh, một cuộc pháo kích của Nga cắt đứt liên lạc giữa hai thành phố. Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 Tháng Hai, năm 2022, gây ra cuộc tấn công quân sự lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế Chiến Thứ Hai. (ảnh: Getty Images)

Tuy nhiên, người thầy giáo kia khẳng định, họ vẫn còn động lực chiến đấu bảo vệ đất nước. “Nếu không là tôi, ai sẽ bảo vệ nhà và gia đình của mình?”

“Mọi người đều mong những điều tốt đẹp hơn. Đôi khi họ đến với vẻ mặt buồn bã, nhưng chúng tôi hy vọng họ sẽ lấy lại tinh thần ở đây. Chúng tôi ôm nhau, cười với nhau và sau đó họ quay trở lại chiến trường,” Khimion nói.

Vào ngày 3 Tháng Bảy, lực lượng Nga kiểm soát được Lysychansk, thành trì cuối cùng của Ukraine ở tỉnh Lugansk và bắt đầu tăng cường các cuộc pháo kích vào Donetsk, tỉnh Donbas.

Đọc thêm:

-Khi nữ diễn viên ballet tháo giày, cầm súng

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: