Lừa đảo từ thiện trên mạng xã hội

Những kẻ mạo danh làm từ thiện để lừa đảo thường dùng hình ảnh thương tâm của người dân bị thiên tai bão lũ hoặc bệnh hiểm nghèo_Ảnh cắt từ video Lao Động

Một nhóm năm người chuyên lừa đảo chiếm đoạt tiền từ thiện trên mạng đã bị công an khởi tố án hình sự hôm 31 Tháng Mười Hai.

Đó là Nguyễn Tiến Dũng,  Đỗ Văn Thảo (cùng sinh năm 1993); Đặng Xuân Thắng (sinh năm 1992); Phạm Văn Thắng (sinh năm 1990) và Đặng Văn Dũng (sinh năm 1992), cùng quê xã Vạn Thái, huyện Ứng Hoà, TP.Hà Nội và tạm trú tại xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Từ cuối năm 2021 đến đầu năm 2022, năm người này đã mua nhiều tài khoản Facebook ảo, phần mềm, tài khoản ngân hàng, máy tính cấu hình cao, điện thoại, thẻ sim, sau đó duy trì hoạt động các tài khoản ảo, gia nhập nhiều hội nhóm đông thành viên, tung những bài sao chép về những nạn nhân có hoàn cảnh khó khăn hoặc bệnh tật cần giúp đỡ để kêu gọi giúp đỡ.

Sau khi nhận tiền từ các nhà hảo tâm, những kẻ này sẽ sử dụng dịch vụ chuyển tiền trung gian để nạp tiền vào tài khoản cá nhân và thu nhập trung bình mỗi tháng lên tới $1,000-$2,000/người (vài chục triệu đồng). Tổng số tiền quyên góp từ thiện bị bọn năm người này chiếm đoạt từ Tháng Hai 2022 đến nay lên đến $31,666 (760 triệu đồng). Trong các thiết bị do năm người trên sử dụng còn lưu trữ thông tin hơn 4,000 tài khoản Facebook ảo chuyên đăng các bài viết kêu gọi từ thiện. 

Nhóm từ thiện lừa đảo mạo danh bác sĩ Khoa trên mạng xã hội Việt Nam hồi Tháng Tám 2021_Ảnh Kiến Thức

Trước đó, cuối năm 2021 cũng có hai kẻ lừa đảo tiền từ thiện trên mạng ở Hải Phòng và Hà Nam cũng bị bắt giam. Trong đó kẻ lừa đảo ở Hà Nam lập fanpage “Hỗ trợ trẻ em” mắc bệnh hiểm nghèo đã quyên được số tiền lên đến $275,000 (6.6 tỷ đồng).

Nở rộ các vụ quyên tiền từ thiện lừa đảo trên mạng là hồi Sài Gòn rơi vào cao điểm của đại dịch Covid-19, Tháng Tám 2021. Nổi tiếng nhất là nhóm của bác sĩ Khoa, nhóm từ thiện 82 có nick Phong Lam, Thy Nguyễn…. thường dựng lên những câu chuyện bịa đặt lấy nước mắt cư dân mạng, từ đó kêu gọi quyên góp từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh mà nhóm này tự vẽ ra. Cao trào là vụ nhóm này bịa ra một bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy rút ống thở của mẹ để nhường cho sản phụ có sức hạ sinh em bé, dẫn đến xôn xao ngành y. Mãi đến cuối Tháng Tư 2022, công an vẫn tìm kiếm những nạn nhân chuyển tiền cho nhóm từ thiện này (qua tài khoản ngân hàng của Thy Nguyễn, 24 tuổi, quê Bến Tre) và việc điều tra đến nay vẫn chưa có kết quả.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: