Gần ½ vòi nước máy ở Mỹ đều chứa hóa chất độc

Ảnh: bluewater-sweden-unsplash

Theo một nghiên cứu công bố ngày 5 Tháng Bảy 2023, nguồn nước uống từ gần một nửa vòi nước máy ở Mỹ đều có khả năng chứa hóa chất gây ung thư và các vấn đề sức khỏe khác.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (U.S. Geological Survey – USGS) cho biết, các hợp chất tổng hợp được gọi chung là PFAS đang làm ô nhiễm nước uống ở các mức độ khác nhau tại các thành phố lớn và thị trấn nhỏ – cũng như trong các giếng tư nhân và hệ thống nước máy công cộng. Các nhà nghiên cứu mô tả nghiên cứu này là nỗ lực đầu tiên trên toàn quốc để kiểm tra PFAS trong nước máy từ các nguồn tư nhân bên cạnh các nguồn được quy định. Nghiên cứu dựa trên những phát hiện khoa học trước đây cho biết các hóa chất này rất phổ biến, xuất hiện trong các sản phẩm tiêu dùng đa dạng như chảo chống dính, bao bì thực phẩm và quần áo chống nước và sau đó xâm nhập vào nguồn cung cấp nước.

USGS là một cơ quan nghiên cứu khoa học nên báo cáo của họ không đưa ra khuyến nghị chính sách và cách thức xử lý. Tuy nhiên, thông tin có thể được sử dụng để đánh giá nguy cơ phơi nhiễm và giúp công chúng quyết định về việc có muốn xử lý nguồn nước uống của mình không, có cần đưa mẫu nước đi xét nghiệm hoặc yêu cầu chính quyền tiểu bang cung cấp thêm thông tin hay không – theo nhà thủy văn Kelly Smalling, trưởng nhóm nghiên cứu.

Tháng Ba 2023, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã đề xuất những giới hạn liên quan sáu dạng PFAS (thuật từ khoa học viết tắt của “per- and polyfluorinated”), vốn tồn tại trong cơ thể con người trong nhiều năm và không bị phân hủy trong môi trường. Quyết định cuối cùng về những giới hạn này dự kiến được đưa ra vào cuối năm nay hoặc vào năm 2024.

Scott Faber, phó Chủ tịch cấp cao của Nhóm Công tác Môi trường (Environmental Working Group), một tổ chức vận động cho biết, cho biết, vấn đề ở chỗ, chính phủ không cấm các công ty dùng hóa chất đổ chúng vào hệ thống nước thải công cộng, có nghĩa người ta không ngăn chặn ngay từ đầu. Nhiều nghiên cứu được thực hiện trên động vật trong phòng thí nghiệm đã tìm thấy mối liên hệ tiềm ẩn giữa các hóa chất PFAS và một số bệnh ung thư, trong đó có thận và tinh hoàn, chưa kể các vấn đề khác như huyết áp cao và thiếu cân khi sinh.

Ảnh: nicolas-comte-unsplash

Nhà thủy văn Kelly Smalling cho biết các chương trình của liên bang và tiểu bang thường đo mức độ phơi nhiễm với các chất ô nhiễm như PFAS tại những nhà máy xử lý nước hoặc giếng nước ngầm. Trong khi đó, báo cáo USGS dựa trên các mẫu từ vòi nước ở 716 địa điểm, trong đó có 447 địa điểm dựa vào nguồn cung cấp công cộng và 269 địa điểm sử dụng giếng tư nhân. Các mẫu được lấy từ năm 2016 đến 2021 ở nhiều địa điểm, chủ yếu là nhà ở nhưng cũng có một số trường học và văn phòng. Ngoài ra, USGS cũng khảo sát nguồn nước tại những địa điểm được bảo vệ như công viên quốc gia; khu dân cư và vùng nông thôn vốn không tiếp cận nguồn nhiễm PFAS; và các trung tâm đô thị với những khu công nghiệp vốn tạo ra PFAS.

Hầu hết các vòi chỉ được lấy mẫu một lần. Có ba vòi được lấy mẫu nhiều lần trong khoảng thời gian ba tháng, với kết quả thay đổi rất ít – Kelly Smalling cho biết. Các nhà khoa học đã xét nghiệm 32 hợp chất PFAS – hầu hết những hợp chất này có thể phát hiện được thông qua các phương pháp hiện có nhưng hàng ngàn hợp chất khác có thể đang tồn tại nhưng không thể phát hiện ra bằng công nghệ hiện tại. Các loại được tìm thấy thường xuyên nhất là PFBS, PFHxS và PFOA. Hóa chất xuất hiện phổ biến nhất là PFOS, có thể thấy ở mọi nơi trên nước Mỹ.

Phơi nhiễm nặng nhất là ở những thành phố và các địa điểm gần các nguồn hợp chất, đặc biệt là ở Eastern Seaboard; các trung tâm đô thị ở Great Lakes và Great Plains; và khu vực Trung và Nam California. Một cách tổng quát, dựa trên dữ liệu, các nhà nghiên cứu ước tính có thể tìm thấy ít nhất một dạng PFAS trong khoảng 45% mẫu nước máy trên toàn quốc. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng những người sử dụng giếng tư nhân nên kiểm tra nước để tìm PFAS và xem xét việc lắp đặt bộ lọc (có chứa than hoạt tính hoặc màng thẩm thấu ngược có thể loại bỏ các hợp chất).

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: