Chuyển hàng triệu khẩu trang cho Pháp, Bắc Kinh lộ diện ý đồ quốc hữu hoá

Một nhà máy sản xuất khẩu trang ở Thượng Hải, Trung Quốc. (Hình: Getty Images)

CÁT LINH

Hàng triệu chiếc khẩu trang y tế từ Trung Quốc đã được chuyển giao đến Pháp vào thứ Tư 18-3. CNN dẫn lời Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian thông báo cùng ngày. Thêm vào đó, Bộ Ngoại giao Pháp còn cho biết một đợt hàng thứ hai sẽ được chuyển đi ngày thứ Năm.

Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp cũng loan báo trên Twitter về việc này, nói rằng: “Đoàn kết, chúng ta sẽ vượt qua!” (United, we will prevail!). Hành động giúp đỡ của nước Pháp đối với Vũ Hán, Trung Quốc được Ngoại trưởng Pháp gọi là “đáp lễ.”

Hôm thứ Hai 16-3, CNN đưa tin người đồng sáng lập công ty mua sắm trực tuyến nổi tiếng Alibaba, tỷ phú Jack Ma nói ông sẽ quyên góp khẩu trang, bộ dụng cụ thử nghiệm và quần áo bảo hộ cho tất cả các nước ở Châu Phi. Mục đích của ông là giúp cho lục địa này trong cuộc chiến chống lại Coronavirus.

Tổng số tỷ phú Jack Ma quyên góp là 1.1 triệu bộ thử nghiệm, sáu triệu khẩu trang y tế và 60.000 bộ đồ bảo hộ cùng tấm chắn mặt.

Tỷ phú Jack Ma. (Hình: REUTERS/Charles Platiau/File Photo)

Trung Quốc hiện sản xuất 200 triệu khẩu trang mỗi ngày, nhiều gấp 20 lần so với số lượng được sản xuất hồi đầu tháng Hai. Sự bùng phát nhanh chóng của Coronavirus ở Trung Quốc và toàn cầu đã kích cầu lượng khẩu trang trong thời gian rất ngắn.

Cơ quan hữu trách Trung Quốc nói với NPR là các nhà máy mặt nạ đang “hoạt động với công suất 110%”. 

“Ngay cả nhà máy đã từng sản xuất giày, iPhone và xe hơi đang được trang bị lại để làm mặt nạ. Những chiếc máy từng tạo ra các vật liệu sợi dành cho tã lót và băng vệ sinh hiện đang sản xuất vật liệu làm mặt nạ.” Theo NPR tường thuật.

Ông Guan Xunze, chủ tịch tập đoàn dược phẩm Shengjingtong ở phía đông bắc Trung Quốc, nói với NPR qua điện thoại: “Làm mặt nạ không dễ như các bạn tưởng tượng. Có một hệ thống khá lớn liên quan. Chúng tôi đang nói đến một thanh kim loại có thể uốn cong mặt nạ quang sống mũi.”

Lộ diện

“Thế giới cần khầu trang y tế. Trung Quốc sản xuất nó, nhưng đã cất dấu nó”. Đó là tựa của một bài báo của NewYork Times ngày 13-3.

Giữa lúc bệnh viện và chính phủ các nước trên thế giới đang săn lùng ráo riết các khẩu trang phòng độc và khẩu trang phẫu thuật để bảo vệ y bác sĩ trong cơn đại dịch coronavirus, thì có một thực tế khó khăn mà họ đang đối diện: Thế giới đang phải phụ thuộc vào công nghệ sản xuất khẩu trang của Trung Quốc và quốc gia này mới chỉ bắt đầu tung ra.

Trước khi coronavirus xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc đã sản xuất một nửa số mặt nạ cho thế giới. Sau đó, số lượng được làm ra đã gấp 12 lần. Nhưng Trung Quốc đã tuyên bố sản lượng khẩu trang này được sản xuất cho chính Trung Quốc.

Mua bán hay quyên góp, cũng mang lại cho Trung Quốc một miếng pho-mát khổng lồ lợi nhuận từ các nước khác.

Peter Navarro, cố vấn của Tổng thống Donald Trump về sản xuất và thương mại, đã tranh luận với Fox Business vào tháng trước, nói rằng, cơ bản Trung Quốc đã “thay mặt” Mỹ tiếp quản các nhà máy sản xuất khẩu trang.

“Bắc Kinh đã chọn để quốc hữu hóa một cách hiệu quả hiệu công ty 3M của chúng ta.” Ông Peter nói.

Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp cũng loan báo trên Twitter về việc này, nói rằng: “Đoàn kết, chúng ta sẽ vượt qua!” (United, we will prevail!)

Thêm vào đó, Bộ Ngoại giao Pháp còn cho biết một đợt hàng thứ hai sẽ được chuyển đi ngày thứ Năm.

Hành động tương trợ nước Pháp chống lại dịch Coronavirus của Trung Quốc được Ngoại trưởng Pháp gọi là “đáp lễ.” 

Cũng liên quan về khẩu trang y tế, hôm thứ Ba 16-3, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cho biết từ phòng họp báo của Ngũ Giác Đài rằng 1 triệu mặt nạ phòng độc sẽ được sản xuất ngay lập tức. Số lượng này cùng với 2.000 máy thở sẽ được khu bảo tồn chiến lược của quân đội cung cấp cho Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống lại sự lây lan của coronavirus.

Ông Esper nhấn mạnh thêm con số 2.000 máy thở sẽ “không là gì” nếu chúng ta nhìn vào số người đang và có thể sẽ phải cần đến nó.

(CNN/NPR/NYTimes)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: