Thái Nguyên: Phải có sổ đỏ của chủ nhà trọ mới được đăng ký tạm trú

Sinh viên N.V.Th. (giữa) cảm thấy phiền hà khi đăng ký làm tạm trú phải nộp photocopy sổ đỏ của chủ trọ. Ảnh: Nguyễn Hoàn/Lao Động

Quy định “quái gở” này được bà Chủ tịch UBND phường Quang Trung Lê Thị Hồng Liên, “đẻ” ra, mới mục đích giúp chính quyền “dễ quản lý địa bàn”.

Quy định trái luật này đã khiến nhiều sinh viên ngoại trú tại TP. Thái Nguyên điêu đứng.

Nhiều sinh viên cho biết, từ trước đến nay các em chưa bao giờ bị “hành xác” như thế, vì theo quy định của Luật Cư trú, chẳng có điều khoản nào bắt người tạm trú và chủ nhà trọ phải trình sổ đỏ cho chính quyền cả.

Em N.V.Th., là sinh viên năm 4 trường Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Thái Nguyên) và hiện thuê trọ tại phường Tân Thịnh, TP Thái Nguyên cho biết:

“Trước đây, khi làm tạm trú chúng em chỉ cần điền mẫu thông tin chủ trọ đưa, nay khi đi ra địa phương làm tạm trú họ yêu cầu phải có cả sổ đỏ của chủ nhà trọ. Tuy nhiên, chủ trọ nơi em thuê mãi vừa rồi mới gửi photocopy sổ đỏ nên đến nay vẫn chưa đăng ký tạm trú được”.

Rất nhiều sinh viên khi ra phường đăng ký tạm trú đều phải quay về vì lệnh của bà chủ tịch. Một số em rục rịch tìm phòng trọ nơi khác vì “em không thể chấp nhận cái ‘ngu’ của lãnh đạo địa phương”.

Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng có điều kiện tìm phòng trọ nơi khác vì giả cả. Em N.V.V. nói, “ai cũng tức hết, nhưng cùng quá là chửi đổng rồi tìm chủ nhà trọ nhờ giúp đỡ thôi, chứ tìm phòng trọ khác cũng đâu có dễ. Còn mất thời gian dọn dẹp nữa”.

Việc yêu cầu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đang gây phiền hà khi làm thủ tục đăng ký tạm trú. Ảnh: Nguyễn Hoàn/Lao Động

Một lý do khác khiến các sinh viên phải (thiếu điều) lậy lục chủ phòng trọ xin một bản photocopy sổ đỏ để nộp cho phường nhằm hoàn tất hồ sơ tạm trú, vì “làm chậm sẽ bị trường trừ điểm rèn luyện”.

Quy định của bà chủ tịch phường Quang Trung không chỉ “hành xác” sinh viên ở trọ, mà còn gây cho chủ nhà trọ nhiều khó khăn.

Ông L., một chủ nhà trọ tại phường Quang Trung cho biết:

“Nhiều chủ trọ thế chấp sổ đỏ trong ngân hàng để vay vốn làm ăn, khi địa phương yêu cầu bản photocopy công chứng làm tạm trú, họ bắt buộc phải lên ngân hàng xin sao lưu và có khi không được phía ngân hàng chấp nhận hoặc nếu có thì cũng mất nhiều thời gian, công sức”.

Trong khi đó, khi trả lời phóng viên báo Lao Động, bà Liên nhất quyết không bỏ với lý do quy định này giúp phòng tránh tình trạng công dân khi đi làm tạm trú khai báo thông tin không trung thực về nơi ở.

Trước câu hỏi “theo Luật Cư trú, làm hồ sơ đăng ký tạm trú chỉ cần giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp là đủ (không bao gồm sổ đỏ). Vậy quy định của bà có phạm luật không?” thì bà Liên không trả lời.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: