‘Nhịp tim nói với em điều gì?’

(minh họa: Alexandru Acea/Unsplash)

Thông thường, khi tim đập nhanh, đập mạnh hoặc đập loạn xạ, chỉ đơn giản là một phần của cuộc sống trong cơ thể con người và không có gì phải e ngại. Tuy nhiên, làm thế nào để bạn biết liệu điều gì đó là vô hại hay chỉ một vài cái hít thở sâu sẽ giải quyết được vấn đề này?

Cảm nhận được nhịp tim của mình nghe có vẻ khá đáng sợ. Cho dù bạn vừa mới hoàn thành bài tập chạy bộ hay bừng tỉnh dậy sau một cơn ác mộng, một cơn thở dốc cũng dễ dàng khiến bạn tìm kiếm trên Google xem đây là triệu chứng của bệnh gì.

Một nhóm bác sĩ tim mạch giải thích khi nào thì nhịp tim là “bình thường” và nhịp tim đập thế nào khiến bạn nên quan tâm.

Khi bạn đang tập thể dục
Trong những hoạt động như vậy, trái tim của bạn phải vận động nhanh, y như những bộ phận còn lại của cơ thể bạn. Theo Bác sĩ Anjali Dutta, bác sĩ tim mạch của Morristown Medical Center ở New Jersey, điều này đặc biệt xảy ra nếu bạn tập luyện cường độ cao.

Khi bạn càng tập luyện chăm chỉ thì tim càng phải làm việc nhiều hơn để duy trì hoạt động. Dutta nói với Well and Good rằng cơ bắp của bạn cần nhiều oxy hơn, điều đó có nghĩa là tim bạn sẽ đập nhanh hơn để bơm máu qua tĩnh mạch, cung cấp oxy.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy nhịp tim của mình đập nhanh nhiều giờ sau khi tập luyện, thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay, cô nói thêm.

Khi bạn đang nghỉ ngơi
Nếu bạn nhận thấy nhịp tim của mình đập mạnh hơn khi nằm trên ghế sofa hoặc trong khoảnh khắc trước khi bạn chìm vào giấc ngủ, đừng lo lắng – điều này không nhất thiết được xem là nguy hiểm.

Bác sĩ Dutta nói: “Việc cảm nhận/lắng nghe thấy nhịp tim của bạn khi nghỉ ngơi là điều bình thường nếu nó kéo dài trong vài giây cho đến vài phút.”

Có một số lý do khiến điều này xảy ra, bao gồm mức độ căng thẳng cao hoặc uống quá nhiều cà phê.

Nhiều người uống ly cà phê mà tim cũng đập loạn xạ. (minh họa: Marko Blažević/Unsplash)

Theo Bác sĩ Sam Setareh, giám đốc khoa tim mạch tại Beverly Hills Cardiovascular, tư thế ngủ của bạn cũng góp phần khiến trái tim đập thình thịch. Ông giải thích: “Ngủ với tư thế cong lưng hoặc gập người về một bên có khả năng làm tăng áp lực bên trong, dẫn đến đánh trống ngực, ngay cả khi bạn thường thấy tư thế đó khá thoải mái.”

Theo Bác sĩ Dutta, đây chỉ là nguyên nhân đáng lo ngại khi nó xảy ra nhiều lần, nhiều ngày liên tục

Cảm giác nhịp tim loạn xạ đã đủ đáng sợ, nhưng còn khi nó xảy ra ở các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như đôi tai thì sao? Hóa ra, việc cảm thấy tiếng thình thịch ở những nơi khác cũng không phải là nguyên nhân chính đáng lo ngại.

Tuy nhiên, mọi người có nhiều khả năng nhận thấy tình trạng rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều) ở ngực hoặc tai, Bác sĩ Dutta giải thích. Miễn là điều này không xảy ra quá thường xuyên thì bạn vẫn ổn.

Theo chuyên gia này, chứng rối loạn nhịp tim, căn bệnh ảnh hưởng đến hơn hai triệu người ở Anh, có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu các triệu chứng của bạn xảy ra thường xuyên. Và nếu đúng như vậy, cô nói, một bác sĩ sẽ giúp bạn xét nghiệm và đưa ra phương pháp điều trị đúng cách.

Nguyên nhân nào gây ra chứng tim đập nhanh?

Có một số điều là nguyên nhân khiến tim bạn đập thình thịch trong lồng ngực.

National Health Service (NHS) liệt kê các lý do sau: Vận động mạnh; Thiếu ngủ; căng thẳng và lo lắng; Sử dụng thuốc; Rượu, caffeine, nicotine và các loại thuốc kích thích. Đôi khi tim đập nhanh có thể là dấu hiệu bạn đang trải qua thời kỳ mãn kinh. Một số người mắc phải triệu chứng này khi đang mang thai.

Phụ nữ mang thai đôi khi cũng bị mệt vì tim đập nhanh. (minh họa: Unsplash)

Hiếm thấy hơn, tim đập nhanh còn xảy ra do thiếu máu, thiếu sắt, tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc vấn đề về nhịp tim (rối loạn nhịp tim). Bác sĩ Sam gợi ý những người bị chứng tim đập nhanh nên cố gắng bảo đảm rằng họ đang có một khẩu phần ăn uống cân bằng.

Theo NHS, điều này có nghĩa mỗi ngày bạn cần ăn trái cây, rau quả, thực phẩm giàu chất xơ như khoai tây và bánh mì, sữa và thực phẩm có protein như đậu hoặc thịt.

Nhưng trước hết hãy nghe xem nhịp tim, và tìm hiểu xem trái tim đang muốn nói với bạn điều gì.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: