Biden trong cuộc chiến trần nợ công

Tổng thống Biden trong một buổi họp báo tại Vườn Hồng (Tòa Bạch Ốc) ngày 11 Tháng Năm 2023 (ảnh: Anna Moneymaker/Getty Images)

Đa số người Mỹ trả lời trong những cuộc thăm dò ý kiến rằng họ không muốn Donald Trump hoặc Joe Biden tái tranh cử Tổng thống. Cả hai người đều nghĩ mình có thể thắng bằng cách “dụ” người kia tái đấu vào năm 2024! Sự hủy diệt nhau sẽ được chứng kiến sớm trong cuộc đấu nâng hay không nâng trần nợ công giữa Biden và Hạ viện do đảng Cộng hoà (GOP) nắm giữ.

Ngày 9 Tháng Năm, Biden đã gặp Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (Cộng hoà-California) sau nhiều tuần ông từ chối đàm phán khi chính phủ liên bang tiến gần hơn đến giới hạn vay. Tổng thống gọi cuộc họp là “tích cực” (productive) nhưng sau đó đưa ra cáo buộc là “những đề xuất của ông McCarthy sẽ làm tổn thương các gia đình Mỹ, ném mọi người ra khỏi chương trình Medicaid và bỏ nhiều người lại phía sau”.

Dự luật do GOP soạn thảo tại Hạ viện sẽ tăng trần nợ thêm $1.5 ngàn tỷ để đổi lấy việc đưa mức chi tiêu trở lại “những ngày xa xưa” của “tài khóa 2022” (fiscal 2022) và giới hạn mức chi tiêu được phép tăng thêm không quá 1% mỗi năm trong thập niên tới. Các đảng viên GOP cũng đang yêu cầu sửa đổi trong một số chương trình đang thực hiện để buộc những người trưởng thành khỏe mạnh không con cái phải đi làm việc hoặc làm tình nguyện bán thời gian nếu muốn hưởng Medicaid và tem phiếu thực phẩm (food stamp).

Trong cuộc đối đầu trần nợ công, Tổng thống Biden gần như không thể hiện đủ sự tôn trọng đối với đa số GOP tại Hạ viện. Tổng thống cho rằng ông có thể vô hiệu hoá các yêu sách của GOP nếu ông cầm cự đủ lâu, trước nguy cơ vỡ nợ và khủng hoảng tài chính. Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen xem hai hậu quả này đồng nghĩa với “ngày tận thế”. Trở lại với Trump, người chọn lựa đứng bên miệng hố chiến tranh để thủ lợi cho cá nhân thay vì đứng ngoài.

Tại cuộc trò truyện trực tiếp “town hall” trên kênh CNN ngày 10 Tháng Năm, khi được hỏi về những rủi ro nếu vỡ nợ, Trump dường như nghiêng về… vỡ nợ và muốn nó xảy ra! Ông nói:

“Tôi nói với các đảng viên GOP, các Dân biểu, Thượng nghị sĩ là nếu họ không cắt giảm được nhiều khoản chi tiêu theo đề xuất của họ, vỡ nợ nên để xảy ra. Vỡ nợ thực sự là vấn đề tâm lý rất lớn. Có thể rất tệ nhưng cũng có thể chẳng là gì cả! Giống như bạn có một tuần tồi tệ hoặc một ngày tồi tệ. Nhưng dứt khoát, bạn phải cắt giảm chi phí khi đang chi $7 ngàn tỷ cho cho phần lớn những thứ vô nghĩa. Dù sao thì cuối cùng bạn cũng sẽ vỡ nợ, nhưng lần này rắc rối hơn nhiều. Tôi nghĩ nếu GOP giữ vững lập trường và nếu họ cương quyết nói, chúng tôi muốn giảm $5 ngàn tỷ chi ngân sách và nếu đảng Dân chủ không chấp nhận thì không có lựa chọn nào khác ngoài việc để cho vỡ nợ”.

Những phát biểu của ông Trump đã đẩy ông McCarthy vào thế khó khăn hơn nếu cuối cùng ông phải thỏa hiệp với các đồng viện GOP của mình về dự luật trần nợ công. Nhưng ngay cả việc chỉ được thông qua một hoặc hai đòi hỏi trong dự luật này tại Hạ viện cũng đã là một chiến thắng lớn cho GOP (vừa về chính sách vừa cho thấy GOP với đa số tại Hạ viện có thể làm tốt việc điều hành đất nước).

Với cá nhân cựu Tổng thống Trump, tất cả đều mang tính chính trị và ông nghĩ rằng sự hỗn loạn về nợ công sẽ giúp ông cải thiện cơ hội đánh bại Biden. Trump cũng không quan tâm đến bất kỳ thiệt hại chính trị nào đối với các đồng đảng GOP tại Hạ viện nếu xảy ra vỡ nợ. Lịch sử cho thấy, các tổng thống đương nhiệm có một cuộc suy thoái trong phần cuối nhiệm kỳ hiếm khi tái đắc cử.

Các đảng viên đảng Dân chủ, đặc biệt là Biden, sẽ thật sai lầm nếu đánh giá thấp nguy cơ này – ban biên tập Wall Street Journal nhận định trong bài báo ngày 11 Tháng Năm 2023.

Muốn tránh nguy cơ vỡ nợ, Biden sẽ phải nhượng bộ McCarthy để giành được 218 phiếu thông qua dự luật nợ công điều chỉnh. Lịch sử cho thấy thỏa thuận về trần nợ công luôn là một phần của những hỗn loạn và đối đầu chính trị ở Washington DC. Trong 10 lần đạt được thoả thuận tăng trần nợ công kể từ năm 2011, bảy lần phải đưa vào các yêu sách của đảng đối lập, hầu hết liên quan đến chi tiêu ngân sách.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: