Cô bé người Ấn Độ từ bỏ thừa kế triệu đô để đi tu

Các tu sĩ đạo Jain. (ảnh: Getty Images)

Một bé gái 8 tuổi người Ấn Độ quyết định từ bỏ tài sản được thừa kế trị giá hàng triệu đôla để theo đuổi nghiệp tu hành của đạo Jain.

Cô bé Devanshi Sanghvi được giao trọng trách làm chủ Sanghvi and Sons khi cô đủ 18 tuổi. Sanghvi and Sons là công ty chuyên về kim cương trị giá hàng triệu đôla do gia đình cô điều hành, theo The Times of India. Nhưng hôm Thứ Tư vừa qua, cô bé thông báo với gia đình là cô từ chối nhận thừa kế, không điều hành công ty khi đủ tuổi và dành phần đời còn lại của mình để theo đạo Jain.

Devanshi là một trong những người trẻ tuổi nhất đã thực hiện nghi lễ “diksha”. Buổi lễ kéo dài bốn ngày và kết thúc tại một ngôi đền nơi Devanshi đã thay một bộ quần áo thanh lịch mà cô đang mặc bằng một bộ trang phục màu trắng đơn giản, cùng mái tóc được cạo trọc, theo AFP.  Cả gia đình cô bé cũng theo đạo này.

Một người thân trong gia đình nói với Press Trust of India rằng Devanshi phát nguyện xuất gia dưới sự chứng kiến của hàng trăm người tại một tụ điểm ở Vesu.

Các tu sĩ đạo Jain. (ảnh: Getty Images)

Jain giáo hoặc Jaina giáo (Jainism) tên tiếng Việt là Kỳ Na giáo, là một tôn giáo của Ấn Độ có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển Kinh Vệ-đà, mặc dù trong số những vị mở đường ấy có Rsabha, Agitanàtha và Aritanemi; cả ba đều ở thời cổ đại và được đề cập tới trong kinh Yagur-Veda. Kì-na giáo là một trong những tôn giáo lâu đời trên thế giới, do Mahavir (559 TCN – 527 TCN) sáng lập ra tại bắc Ấn Độ gần như là cùng thời với Phật giáo. Triết lý và phương thức thực hành của đạo dựa vào nỗ lực bản thân để đến cõi Niết Bàn. Trong một thời gian dài Kì-na là tôn giáo của vương quốc Ấn Độ và được truyền bá rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ. Tôn giáo này đã suy yếu từ thế kỷ VIII do sự phát lên mạnh mẽ của các tín đồ đi theo đạo Hindu và đạo Hồi.

Các nữ tu Kỳ Na giáo (Jain) xem chất lỏng thiêng liêng đổ ra từ bức tượng nguyên khối của nhà hiền triết Kỳ-na giáo ‘Gomateshvara’ trong buổi lễ Mahamastak Abhisheka ngày 9 Tháng Hai, 2006 tại Shravanabelagola, Ấn Độ. Buổi lễ Mahamastak Abhisheka được tổ chức mười hai năm một lần. Bức tượng sẽ được tắm bằng sữa, sữa chua, nghệ tây, tiền vàng và các vật phẩm tôn giáo khác. (ảnh: Mario Tama/Getty Images)

Hiện nay ở Ấn Độ Kì Na giáo chỉ là tôn giáo thiểu số với 4.2 triệu tín đồ, và có một số nhóm nhỏ di cư đến Bỉ, Canada, Hong Kong, Nhật Bản, Singapore, và Hoa Kỳ. Tín đồ Kì Na giáo có trình độ biết chữ cao nhất trong bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào khác ở Ấn Độ (94,1%), và các thư viện bản thảo của họ là cổ nhất ở đất nước này.

Nirav Shah, một người bạn của gia đình Devanshi Sanghvi, cho biết Devanshi bộc lộ một lối sống giáo hướng từ khi cháu còn là một đứa bé mới biết đi, và quen với cuộc sống khổ hạnh dù gia đình giàu có. Một nhà tổ chức sự kiện nói với tờ Times rằng cô bé học được điều này từ gia đình, vì cả nhà cô bé sống rất giản dị. Devanshi chưa bao giờ xem TV, đi xem phim hay đi ăn ở nhà hàng hoặc dự đám cưới. Cháu cũng phải theo một cách thức và thực phẩm ăn chay nghiêm ngặt. Ngoài ra, các tăng ni của đạo này còn dùng khăn vải che miệng để tránh làm hại các con côn trùng trong trường hợp họ vô ý nuốt phải chúng.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: