Phim hoạt hình Tom&Jerry: Mối duyên từ một cuộc tình Prague

Ông Gene Deitch và người phụ nữ của đời mình, bà Zdenka Neumannová. Hình: trang genedeitchcredits.com

CÁT LINH

Gene Deitch đến Prague, thủ đô Cộng hoà Tiệp Khắc (Czechslovakia) năm 1959. Dự tính chuyến đi chỉ vỏn vẹn 10 ngày của ông đã trở thành… 60 năm, khi ông gặp người phụ nữ của đời mình, bà Zdenka Neumannová.

Một đạo diễn si tình

Phim hoạt hình ngắn do ông đạo diễn, “Munro”, đã đoạt giải Oscar năm 1960. Cộng hoà Czech, một quốc gia theo chế độ cộng sản, các hãng sản xuất phim thời đó đã bị quốc hữu hoá. Cho nên không cần bàn cãi về trang thiết bị và cái gọi là “qui chế làm việc” của hãng phim Iron Curtain đã gây khó khăn cho một đạo diễn đến từ xứ sở tự do, một thành phố lớn của Mỹ, Los Angeles như Gene như thế nào. Thế nhưng, 10 ngày ngắn ngủi ở Czech đã thay đổi cuộc đời ông. Nhà sản xuất của “Munro”, Bill Snyder, là người đã tài trợ kinh phí cho bộ phim, điều mà Gene không tìm được ở Mỹ. Sau đó Paramount Pictures đã trình chiếu bộ phim này.

Cũng chính Bill Snyder sau đó gửi phim Munro dự tranh giải Oscar.

Khi nhận được tin tượng vàng Oscar hạng mục phim hoạt hình ngắn được trao cho Munro, cũng là lúc Gene Deitch tìm được tình yêu của đời mình. Từ một người “vô danh” Gene trở thành một người nổi tiếng và nhận được hàng loạt hợp đồng đạo diễn. Thế nhưng, đó không phải là lý do để ông ở lại Prague, mà chính là Zdenka.

“Điều thứ nhất, tôi muốn ở lại đây đủ lâu để có thể cưới được Zdenka. Sau đó, nhiều công việc bắt đầu tìm đến tôi: bộ phim hoạt hình Popeye, Tom and Jerry, và nhiều việc khác đến cùng một lúc.” Ông Gene Deitch nói trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Czech Prague International Radio năm 2019.

Gene Deitch tự nhận ông đã không muốn thực hiện những bộ phim đặc biệt mà sau đó chúng lại đưa ông lên đỉnh vinh quang của nghệ thuật thứ bảy lần nữa.

“Điều đã giữ chân tôi ở lại Prague, đó chính là Zdenka.”

“Cho dù tôi có đoạt giải Oscar hay không cũng không quan trọng. Vấn đề là mọi người tin tưởng vào tôi và tôi đã có rất nhiều công việc.”

Một điều thú vị về Tom&Jerry ít được truyền thông đề cập đến, đó là Gene Deitch không phải là “fan” của những tập phim hoạt hình có nguồn gốc từ Mỹ, quê hương của ông.

Tom&Jerry vốn được sản xuất và đạo diễn bởi hai nhà làm phim hoạt hình William Hanna và Joseph Barbera cho hãng phim Metro-Goldwyn-Mayer (MGM). 114 tập phim Tom & Jerry được sản xuất tại xưởng phim MGM trong thời gian từ những năm 1940 cho tới năm 1957. 1957 cũng là năm xưởng phim hoạt hình của hãng đóng cửa.

Bắt đầu từ năm 1960, để tiếp tục thành công của 114 tập phim đầu, MGM đã giao quyền sản xuất cho hãng phim IronCurtain.

Tom and Jerry rất xa lạ với văn hoá của Prague.

Bên cạnh việc không phải là “fan” của Tom&Jerry, Gene nhận biết rằng có rất nhiều vấn đề về nội dung của bộ phim này không thể thực hiện được nơi ông đang sinh sống, Cộng hoà Czech. 

“Ví dụ, trong phim Tom&Jerry có nhân vật người giúp việc là người phụ nữ da màu. Người ta luôn để bà ấy xuất hiện trên màn ảnh với cái đầu nằm ngoài khung hình. Chúng tôi không thể làm phim như thế ở đây (Prague). Và đó chỉ là một trong nhiều vấn đề. Do đó, tôi cố gắng nghĩ đến những cái mới có thể làm cho Tom và Jerry.”

“Hãng sản xuất phim MGM rất hài lòng với 13 tập phim chúng tôi làm.”

Tom&Jerry thế hệ của Gene được thay đổi đôi chút về hình dáng. Ông cho biết đã làm tất cả những gì có thể để giữ phiên bản Tom and Jerry gốc nhiều nhất có thể. Để làm được điều này, Gene nói ông đã phải vượt qua những vấn đề rất lớn.

Người làm phim ở Prague luôn dành nhiều thời gian để dựng lên một câu chuyện có thật. Nhịp phim của Prague chậm, nhàn nhã. Điều này không được đón nhận ở thị trường phim Mỹ.

“Một loại bạo lực vô nghĩa, ngu ngốc hoàn toàn nằm ngoài lề bản sắc của họ. Đối với họ, hoạt hình thực sự là một loại hình văn hóa và họ đã cố gắng xây dựng loại hoạt hình nghệ thuật.”

Gene nói ông không muốn phá huỷ bản sắc đó. Ông cho rằng điều đó rất tuyệt vời ở Prague. Nhưng ông cũng biết, điều này không khả thi về mặt thương mại ở Mỹ. Bên cạnh nhiều thứ khác biệt, có sự khác biệt rất lớn, đó là khái niệm về nhịp sống.

Khi những tập phim Tom and Jerry đầu tiên được mang đến cho Snyder, nó tuyệt đẹp. Nhưng ông ấy biết ông ấy không thể bán ra thị trường ở Mỹ. Đó là lý do ông ấy tìm đến Gene Deitch lần nữa.

“Ông ấy muốn tôi đến hãng phim và chỉ cho họ phim nên được thực hiện thế nào để có thể trình chiếu ở Mỹ, thay đổi nhịp phim chẳng hạn.” Gene kể lại.

Và sau đó, 13 tập Tom and Jerry của hãng phim Iron Curtain do Gene Deitch đạo diễn đã đi khắp thế giới, trở thành bộ phim hoạt hình ăn khách nhất mọi thời đại.

Xem thêm:

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: